Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

Giáo án Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông và vùng biển của nước ta: Là một biển lớn tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, diện tích là 3.447.000km2. Biển nóng quanh năm, chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa, chế độ thủy triều phức tạp.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi và nêu một số đặc điểm của biển Việt Nam.
3. Thái độ
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Bản đồ tự nhiên Việt Nam và bản đồ khu vực Đông Nam Á.
2. Học sinh
Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động
1. Ổn định
2. Kiểm tra:
1.1) Xác định trên bản đồ vị trí giới hạn lãnh thổ Việt Nam?
1.2) Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ có những thuận lợi và khó khăn gì đối công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay?
3. Bài mới:
* Khởi động: (Sách giao khoa/ trang 87) => Biển Việt Nam có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc hình thành cảnh quan tự nhiên Việt Nam và ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 24.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 1: Cá nhân. (10 phút)

Học sinh quan sát Hình 24.1 + Thông tin sách giáo khoa + Kiến thức đã học hãy xác định chỉ trên bản đồ.

1) Xác định vị trí giới hạn của Biển Đông?

2) Xác định các eo biển thông với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Các vịnh biển lớn?

1) Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a) Diện tích giới hạn:

- Biển Việt Nam có diện tích 1 triệu km2

- Là 1 bộ phận của Biển Đông:

3) Cho biết diện tích phần biển thuộc lãnh thổ Việt Nam? Vị trí của Biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của những nước nào bao quanh Biển Đông?

- Học sinh báo cáo -> Nhận xét

- Giáo viên chuẩn kiến thức.

+ Biển Việt Nam nằm trong biển Đông có ranh giới chưa được thống nhất, chưa được xem xét riêng biệt như phần đất liền mà xét chung trong Biển Đông.

*Biển Đông:

- là biển lớn, diện tích khoảng 3.447.000km2, tương đối kín nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc.

Vùng biển Việt nam là một phần của Biển Đông rộng khoảng 1 triệu km2

* Hoạt động 2: Nhóm. (15 phút)

Dựa vào thông tin sách giáo khoa + Hình 24.2; Hình 24.3 Hãy

- Nhóm 1: Tìm hiểu về chế độ gió:

1) Có mấy loại gió? Hướng? Tốc độ gió?

2) So sánh gió thổi trên biển với trên đất liền? Nhận xét?

- Nhóm 2: Tìm hiểu chế độ nhiệt, mưa:

1) Cho biết nhiệt độ nước tầng mặt thay đổi như thế nào? Nhiệt độ trung bình? So sánh với trên đất liền?

2) Chế độ mưa như thế nào?

- Nhóm 3: Tìm hiểu về dòng biển, chế độ thủy triều và độ mặm:

1) Xác định hướng chảy của các dòng biển theo mùa?

2) Thủy triều hoạt động như thế nào?

3) Độ mặn của biển Đông trung bình là bao nhiêu?

Qua kết quả thảo luận hãy cho biết Biển Việt Nam có những đặc điểm gì?

- Học sinh các nhóm báo cáo - nhận xét

- Giáo viên chuẩn kiến thức.

+ Chế độ nhật triều: Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.

+ Chế độ bán nhật triều: Ven biển Trung Bộ.

CY: Biển Việt Nam vừa có nét chung của Biển Đông, vừa có nét riêng và có rất nhiều tài nguyên. Vậy đó là những tài nguyên nào?

b) Đặc điểm khí hậu, hải văn của biển:

-Chế độ gió mùa

-Chế độ nhiệt: Trung bình > 23°C

-Chế độ mưa: ít hơn trên đất liền

-Dòng biển: có 2 dòng hải lưu nóng và lạnh chảy ngược chiều nhau.

-> Chế độ hải văn (Nhiệt độ, gió, mưa) theo mùa.

- Thủy triều khá phức tạp, và độc đáo, chủ yếu là chế độ nhật triều.

- Độ mặn trung bình: 30 -> 330/00.

* Hoạt động 3: Cặp bàn. (5 phút)

1) Dựa vào sự hiểu biết hãy kể tên các tài nguyên của biển Việt Nam? Nêu giá trị kinh tế của các tài nguyên đó?

- Hải sản: Phát triển ngư nghiệp, nghiên cứu khoa học

- Cảnh đẹp: Phát triển du lịch

- Khoáng sản: Phát Triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp.

- Mặt nước: phát triển giao thông vận tải…

2) Hãy cho biết những thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?

- Bão, cát lấn, xâm nhập mặn, ….

* Hoạt động 3: Cá nhân. (5 phút)

1) Thực trạng môi trường biển Việt Nam hiện nay như thế nào?

2) Muốn khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường biển chúng ta phải làm gì?

- Xử lí tốt các lọai chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Trong khai thác dầu khí phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.

- Trồng rừng ngập mặn ven biển để cải tạo môi trường biển hạn chế gió bão…

2) Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam:

a)Tài nguyên biển:

- Vùng biển Việt Nam nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng:

+ Tài Nguyên thủy sản: Giàu tôm, cá và các hải sản quý khác.

+ Tài Nguyên khoáng sản: Dầu khí, khí đốt, muối, cát,...

+ Tài Nguyên du lịch: Các danh lam, thắng cảnh đẹp.

+ Bờ biển dài, vùng biển rộng có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng

- Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta như: mưa, bão, sóng lớn, triều cường…)

b) Môi trường biển:

- Nhìn chung môi trường biển Việt Nam còn khá trong lành.

-1 số vùng ven bờ bị ô nhiễm nguồn nước biển, suy giảm nguồn hải sản

c) Bảo vệ tài nguyên môi trường biển

- Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

4. Củng cố
1) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: Đâu không phải là tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Việt Nam:
a) Nhiệt độ Trung Bình năm của nước tầng mặt trên biển là 230C, mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn ở đất liền.
b) Một năm có 2 mùa gió.
c) Lượng mưa trung bình ít hơn trên đất liền đạt từ 1100 -> 1300mm/năm.
d) Độ mặn trung bình từ 30 -> 33%.
2) Biển Việt Nam có những thuận lợi - khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
5. Hoạt động về nhà
- Trả lời câu hỏi - bài tập sách giáo khoa/ trang 91.
- Làm bài tập 24 bài tập bản đồ thực hành.
- Đọc bài đọc thêm sách giáo khoa/ trang 91.
- Nghiên cứu bài 25:
+ Tìm hiểu lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta.
+Tìm hiểu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay.