Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Giáo án Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
-Trình bày được các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
-Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam, bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
- Kỹ năng phát triển tư duy địa lí, phân tích bảng số liệu và giải thích được các mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt động kinh tế của con người.
- Nhận biết được hiện tựơng các sông đang bị ô nhiễm qua tranh ảnh và trên thực tế
- Vẽ biểu đồ phân bố lưu lượng nước trong năm tại một địa điểm.
3. Thái độ
- Học sinh có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.
- Yêu thích môn học.
4. Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, sử dụng tranh ảnh, bảng số liệu.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam, bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về sông ngòi Việt Nam.
- Phiếu học tập
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập bản đồ 8.
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, đặc điểm của các con sông chảy qua bộ phận lãnh thổ nước ta. Sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về vị trí, đặc điểm của các con sông, từ đó tạo sự hứng thú và hiểu biết về đặc điểm nổi bật của sông nước nước ta.
- Tìm ra nội dung chưa biết về các đặc điểm của sông ngòi Việt Nam từ đó dễ dàng kết nối với bài học.
2. Phương pháp – kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về các con sông nước ta.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp hình ảnh của một số con sông chảy trên lãnh thổ nước ta và yêu cầu học sinh nhận biết tên các của các con sông? Em đã biết gì về đặc điểm của các con sông này?
Giáo án Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam | Giáo án Địa Lí 8 mới, chuẩn nhất
Giáo án Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam | Giáo án Địa Lí 8 mới, chuẩn nhất
- Bước 2: Học sinh quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
- Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
- Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Đặc điểm chung (20 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, tư duy tổng hợp, phân tích bảng số liệu, tranh ảnh và giải thích được
2. Phương pháp dạy học: Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sách giáo khoa… Kĩ thuật học tập hợp tác khi thảo luận nhóm.
3. Hình thức tổ chức: Theo nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động: thảo luận nhóm: 4 nhóm

- Giáo viên treo bản đồ địa lí tự nhiên Viêt Nam, bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam, giới thiệu

- Mỗi nhóm thảo luận một nội dung

Nội dung thảo luận: (phiếu học tập)

Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ.

. 1. Nội dung nhóm 1:

- Dựa vào bản đồ treo tường. Hãy nêu đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam? Tại sao nước ta có nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc?

1. Đặc điểm chung

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

2. Nội dung nhóm 2:

- Dựa vào bản đồ treo tường, em hãy cho biết sông ngòi Việt Nam chảy theo những hướng nào? Vì sao chảy theo hướng đó? Sắp xếp các sông lớn theo hướng vừa kể?

- Hướng chảy: có hai hướng

chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

3. Nội dung nhóm 3:

- Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình. Hãy cho biết Sông ngòi Việt Nam có mấy mùa nước? Tương ứng với mùa nào của khí hậu? Dựa vào bảng 33.1 sách giáo khoa cho biết mùa lũ trên các sông có trùng nhau không? Tại sao?

- Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ

và mùa cạn khác nhau rõ rêt.

4. Nội dung nhóm 4:

- Dựa vào bản đồ treo tường, tranh ảnh. Em hãy cho biết Sông ngòi nước ta có lượng phù sa như thế nào? Lượng phù sa như thế có những tác động gì tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?

Bước 2: các nhóm thảo luận.

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày kết quả-> các nhóm khác bổ sung.

Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét-> ghi bảng

- Lượng phù sa: hàm lượng phù sa lớn.

Hoạt động 2: Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch cña các dòng sông (14 phút)
1. Mục tiêu:
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông.
- Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, tranh ảnh và giải thích được các mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt kinh tế của con người
- Nhận biết được hiện tựơng các sông đang bị ô nhiễm qua tranh ảnh và trên thực tế.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sách giáo khoa… Kĩ thuật học tập hợp tác khi thảo luận nhóm.
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động cá nhân:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số ảnh và vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân lần lược trả lời các câu hỏi sau

Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi:

- Cho biết sông ngòi nước ta có những giá trị kinh tế nào?

- Học sinh trả lời-> ý kiến nhận xét của học sinh khác -> Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức-> chốt ý ghi bảng.

- Em hãy tìm trên bản đồ và Hình 33.1 các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng năm trên những dòng sông nào?

Giáo viên yêu cầu học sinh lên xác định các hồ nước đó trên bản đồ

( chú ý rèn thêm kĩ năng bản đồ cho học sinh)

a. Giá trị của sông ngòi

Sông ngòi nước ta có rất nhiều thuận lợi như: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải, du lịch....

- Quan sát một số ảnh, sách giáo khoa và vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân em hãy cho biết bên cạnh những thuận lợi trên thì sông ngòi nước ta còn gây ra những khó khăn gì?

Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế địa phương em đang sống để làm sáng tỏ nội dung trên.

Sau mỗi câu hỏi giáo viên cho học sinh nhận xét, bổ sung kiến thức

Bước 3: Giáo viên chuẩn xác kiến thức-> chốt ý-> ghi bảng

* Giáo viên chuyển ý sang phần b

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh ô nhiễm sông ngòi nước ta

* Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc, gây ngập úng diện rộng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miên núi và đe dọa tính mạng con người

Hoạt động theo cặp:

Bước 1: chia cặp phân công nhiệm vụ

Nội dung thảo luận:

- Quan sát hình ảnh và bằng kiến thức hiểu biết của bản thân em hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông? Em biết gì về tình hình ô nhiễm sông ở địa phương em đang sinh sống?

- Nêu các biện pháp chống ô nhiễm nước sông

Bước 2: Các cặp thảo luận

Bước 3: Đại diện các cặp trình bày các cặp khác bổ sung.

Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét -> chốt ý -> ghi bảng

b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

*Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp. các khu tập trung đông dân cư

- Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

*Tích hợp bảo vệ môi trường: Giáo viên đưa ra một vài tình huống nhằm bảo vệ sự trong sạch của dòng sông tại địa phương sau đó yêu cầu học sinh giải quyết các tình huống đó-> Học sinh nào trả lời tốt thì giáo viên tuyên dương và ghi điểm cho học sinh đó nhằm động viên tinh thần học tập bộ môn.

- Các biện pháp cơ bản chống ô nhiễm:

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Xử lý tốt các nguồn rác sinh hoạt, công nghiệp....

+ Bảo vệ tốt các nguồn lợi từ sông....

C. Hoạt động luyện tập
1. Hoạt động cá nhân
Hãy sắp xếp các ý cột A với các ý ở cột B rồi điền kết quả vào cột C
A. Sông ngòi Việt NamB. Đặc điểmC

1. Mạng lưới

2. Hướng chảy

3. Chế độ nước

4. Lượng phù

A. Theo mùa

B. Lớn

C. Dày đặc

D. Điều hòa

Đ. Tây bắc-đông nam và vòng cung

2. Cặp đôi
Dựa trên hình 33.1 sách giáo khoa, em hãy sắp xếp các sông lớn dưới đây theo hai hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.
Sông Mã, sông Hồng, sông Đà, sông Gâm. Sông Cả, sông Gianh, sông Cầu, sông Tiền, sông Hậu, sông Thương, sông Lô.
D. Hoạt động vận dụng
- Quan sát con sông tại địa phương em đang sống hãy nêu những nguồn lợi và các biện pháp để bảo vệ sự trong sạch của dòng sông.
- Học bài và làm bài tập 3 sách giáo khoa giáo viên hướng dẫn
- Sưu tầm các tranh ảnh về sông ngòi, khai thác kinh tế từ sông ngòi.
- Tìm hiểu bài mới: Sự khác nhau về đặc điểm của sông ngòi 3 khu vực: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ