Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

Giáo án Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức địa lí cơ bản về địa lí tự nhiên Việt Nam: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, đất …
2. Kĩ năng
- Phân tích lát cắt thấy được cấu trúc đứng, cấu trúc ngang của một lát cắt tự nhiên tổng hợp.
- Phân tích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vật…
- Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng, …) theo một tuyến cắt cụ thể dọc dãy Hoàng Liên Sơn từ Lào Cai -> Thanh Hóa.
- Biết đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.
3. Thái độ
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Lát cắt tổng hợp sách giáo khoa.
2. Học sinh
Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động
1) Ổn định:
2) Kiểm tra:
Cho biết nguyên nhân đã làm cho thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng.
3) Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 1: Cá nhân. Đọc đề bài và yêu cầu phương pháp làm bài.

* Hoạt động 2: Cặp bàn. Làm phần a.

Xác định vị trí tuyến cắt trên bản đồ (lược đồ)?

- Học sinh báo cáo lên bảng.

- Học sinh khác nhận xét

- Giáo viên chuẩn kiến thức.

* Hoạt động 3: Nhóm. Dựa vào Hình 40.1 + Bảng 40.1 sách giáo khoa / trang 138 hãy điền tiếp thông tin vào báng sau:

- Nhóm 1+2: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

- Nhóm 3+4: Khu cao nguyên Mộc Châu

- Nhóm 5+6: Khu đồng bằng Thanh Hóa

- Đại diện học sinh các nhóm báo cáo

1) Xác định tuyến cắt A-B trên lược đồ:

- Tuyến cắt chạy theo hướng: Tây Bắc -> Đông Nam

- Đi qua những khu vực địa hình: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn -> Khu cao nguyên Mộc Châu -> Khu đồng bằng Thanh Hóa.

- Độ dài của tuyến cắt: Tỉ lệ

1: 2000000

17,5 cm. 2 = 350 km

2) Đọc lát cắt theo từng thành phần tự nhiên:

- Có những loại đá, loại đất, nơi phân bố

- Những kiểu rừng và sự phát triển trong những điều kiện tự nhiên khác nhau.

Khu vực

Núi cao Hoàng Liên Sơn

Khu cao nguyên Mộc Châu

Khu đồng bằng Thanh Hóa

Địa chất (đá mẹ)

Mắc ma xâm nhập, mắc ma phún xuất

Trầm tích đá vôi

Trầm tích phù sa

Địa hình

Núi cao trên dưới 3000m

Đồi núi thấp cao trung bình < 1000m

Thấp, bằng phẳng, độ cao trung bình < 50m

Khí hậu

Ôn đới

Cận nhiệt, nhiệt đới.

Nhiệt đới

Đất

Mùn núi cao

Feralit trên núi đá vôi

Phù sa trẻ

Kiểu rừng

Ôn đới

Cận nhiệt -> nhiệt đới.

Ngập mặn ven biển

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 3: Nhóm.

1) Phân tích biểu đồ T0, lượng mưa của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa.

- Nhóm 1+2: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

- Nhóm 3+4: Khu cao nguyên Mộc Châu

- Nhóm 5+6: Khu đồng bằng Thanh Hóa

2) Trình bày sự khác biệt khí hậu trong 3 khu vực trên.

- Học sinh báo cáo điền bảng

3) Phân tích biểu đồ T0, lượng mưa => Rút ra nhận xét:

- Phân tích biểu đồ T0, lượng mưa của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa => Rút ra nhận xét sự khác nhau về khí hậu ở 3 trạm.

Khu vực

Núi cao Hoàng Liên Sơn

Cao nguyên Mộc Châu

Đồng bằng Thanh Hóa

Nhiệt độ Trung bình năm

- Thấp nhất

- Cao nhất

12,80C

Tháng 1: 7,1

Tháng 6,7,8: 16,4

18,50C

Tháng 1: 11,8

Tháng 7: 23,1

23,60C

Tháng 1: 17,40C

Tháng 6,7: 28,9

Lượng Mưa trung bình

- Thấp nhất

- Cao nhất

3553mm

Tháng 1: 64

Tháng 7: 680

1560mm

Tháng 12: 12

Tháng 8: 331

1746mm

Tháng 1: 25mm

Tháng 9: 396

Kết luận chung về khí hậu 3 trạm.

T0 thấp lạnh và mưa nhiều quanh năm.

Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng, mưa nhiều.

T0 Trung bình cao. Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng. Mưa nhiều cuối hạ sang thu.

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 4: Nhóm. Mỗi nhóm tổng hợp đia lí tự nhiên một khu vực và báo cáo.

- Nhóm 1+2: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

- Nhóm 3+4: Khu sao nguyên Mộc Châu

- Nhóm 5+6: Khu đồng bằng Thanh Hóa

4) Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo 3 khu vực:

- Đọc theo từng thành phần tự nhiên: Đá mẹ (địa chất), địa hình, đất, khí hậu, thực vật.

4) Củng cố
- Giáo viên nhận xét ý thức chuẩn bị bài thực hành ở nhà của học sinh.
- Đánh giá cho điểm: Học sinh, nhóm học sinh.
5) Hoạt động nối tiếp:
Học sinh về hoàn thiện bài thực hành. Làm bài 40 bản đồ thực hành