Giáo án Địa Lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Hỏi: Dựa vào Hình 1.2 sách giáo khoa, cho biết: - Tên các hệ thống sông lớn của châu Á? (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng... ) - Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á? | - Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng) nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước phức tạp. |
THẢO LUẬN NHÓM (10 phút) Bước 1: Chia nhóm (3 nhóm), phân công nhiệm vụ. Mỗi nhóm tìm hiểu 1 khu vực sông ngòi với nội dung: Dựa vào biều đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã học, cho biết: + Tên sông. + Nơi sông bắt nguồn, hướng chảy. + Đặc điểm mạng lưới sông ngòi. + Chế độ nước sông ngòi. Bước 2: Các nhóm thảo luận. Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức. Hỏi: Nêu giá trị kinh tế sông ngòi châu Á. - Giáo viên liên hệ giá trị kinh tế sông ngòi nước ta. Qua đó, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sông ngòi. | + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan. - Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
THẢO LUẬN NHÓM (5 phút) Bước 1: Chia nhóm (4 nhóm), phân công nhiệm vụ: Kết hợp Hình 2.1 và hình 3.1 sách giáo khoa, em hãy cho biết: - Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 80oĐ? - Kể tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa khô hạn? Bước 2: Các nhóm thảo luận. Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cảnh quan tự nhiên. | 2. Các đới cảnh quan tự nhiên: - Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên hoang mạc, cảnh quan núi cao. |
- Giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cảnh quan tự nhiên. *. Giáo viên sử dụng kĩ thuật tia chớp: Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp: Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan? Bước 2: Các cặp trao đổi. Bước 3: Đại diện 4 cặp nêu ý kiến, các cặp khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức. | - Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hoá đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu… |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào những kiến thức đã học, thiên nhiên châu Á thuận lợi nhiều hơn hay khó khăn nhiều hơn. - Phân nhóm học sinh theo ý kiến. - Từ nhóm lớn, hình thành các nhóm nhỏ, trả lời 2 câu hỏi (động não viết) + Lí giải về sự lựa chọn. + Nêu những biện pháp (phát huy lợi thế/giảm thiểu khó khăn) Bước 2: Các nhóm thảo luận. Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác thức. | 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á a. Thuận lợi: nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. b. Khó khăn: địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bất thường. |
Đới cảnh quan | KH cực và cận cực | KH ôn đới | KH cận nhiệt | KH nhiệt đới | KH Xích đạo |
---|---|---|---|---|---|
1. Hoang mạc và bán hoang mạc 2. Xa van và cây bụi 3. Rừng nhiệt đới ẩm 4. Rừng cận nhiệt đới ẩm 5. Rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải 6. Thảo nguyên 7. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng 8. Rừng lá kim (Tai ga) 9. Đài nguyên |