Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Giáo án Địa Lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế của khu vực Nam Á: là khu vực dân cư đông đúc, có mật độ dân số cao nhất thế giới.
- Dân cư Nam Á chủ yếu theo đạo Hồi và Ấn Độ giáo. Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Nam Á.
- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, trong đó Ấn Độ có kinh tế phát triển nhất.
2. Kĩ năng
- Phân tích lược đồ phân bố dân cư, bảng số liệu, ảnh đia lí (sách giáo khoa)
3. Thái độ
Tôn trọng giá trị văn hóa, kinh tế của người dân trong khu vực
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác; ...
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Lược đồ dân cư Nam Á
- Các tranh ảnh về tôn giáo và 1 số hoạt động kinh tế của nhân dân Nam Á.
2. Học sinh
Sách, vở, đồ dùng học tập
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh biết được khu vực Nam Á là một trong những các nôi của nền văn minh Cổ đại thế giới. Hiện nay Nam Á vẫn là khu vực các nước đang phát triển, có dân cư đông đúc
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh và bảng số liệu trong bài 11 sách giáo khoa
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Dựa vào hiểu biết của bản thân. Hãy khái quát một số nét chính về dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á.
Bước 2: Học sinh quan sát lược đồ, bảng số liệu, tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu về dân cư (Thời gian: 15 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng bảng số liệu, quan sát lược đồ sách giáo khoa… Kỹ thuật học tập hợp tác …
2. Hình thức tổ chức: Cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

1/ Tìm hiểu về số dân, mật độ dân số (10 phút)

- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng 11.1 Sách giáo khoa/ trang 38 hãy:

1) Kể tên 2 khu vực đông dân nhất Châu Á? Nam Á đứng thứ mấy?

2) Tính mật độ dân số của từng khu vực (điền bảng)? Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất? Nam Á có mật độ bao nhiêu?

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả hợp tác và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Khu vựcDiện tích (nghìn km2)Dân số (triệu người)Mật độ dân số (người/km2)

Đông Á

11762

1503

127,8

Nam Á

4489

1356

302,1

Đnam Á

4495

519

115,5

Trung Á

4002

56

14

Tây Nam Á

7016

286

40,8

I) Dân cư:

- Nam Á có số dân đông, mật độ dân số cao nhất trong các khu vực của châu Á.

2/ Tìm hiểu về sự phân bố dân cư (Thời gian: 5 phút)

- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 11.1 sách giáo khoa hãy

1) Nhận xét về sự phân bố dân cư ở Nam Á? Giải thích sự phân bố đó?

(Không đồng đều do:

- Tập trung đông ở đồng bằng Ấn Hằng, đồng bằng ven biển chân núi Gát Đông, Gát tây, sườn nam dãy Hymalaya, Vì địa hình đồng bằng, khí hậu mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất sinh hoạt.

- Dân thưa ở sâu trong nôi địa, trên sơn nguyên Đê Can, vùng núi, trong hoang mạc, vì nơi này có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn)

- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa tương đối lớn.

2) Dân cư Nam Á theo những đạo giáo nào?

- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình Học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Giáo viên giới thiệu về đền Tat Ma- han

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội (Thời gian: 20 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tranh ảnh. kỹ thuật thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức: Nhóm (4 nhóm)
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào hình 13.1,13.4, bảng 11.2 và nội dung trong sách giáo khoa tìm hiểu các nội dung: ( mỗi tổ 1 nội dung)

1) Cho biết tình hình chính trị khu vực Nam Á có những đặc điểm gì nổi bật? Điều đó ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Nam Á?

II) Đặc điểm kinh tế - xã hội:

- Tình hình chính trị- xã hội không ổn định

2) Quan sát Hình 11.3 và 11.4 sách giáo khoa em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế ở các nước Nam Á (chủ yếu là ngành gì, công cụ sản xuất ra sao? )

- Phần lớn các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

3) Qua bảng 11.2 sách giáo khoa hãy nhận xét về sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Ấn Độ? Sự dịch chuyển đó phản ánh xu thế phát triển kinh tế như thế nào?

4) Nêu đặc điểm kinh tế của Ấn Độ

-Bước 2: Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của giáo viên, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.

Bước 3: Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức

+ Trước kia Nam á có tên chung là Ấn Độ. Là thuộc địa của Anh ~ 200 năm => Chúng gây chia rẽ các dân tộc để dễ bề thống trị. Chính vì vậy tại đây các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đã thường xuyên xảy ra triền miên chưa bao giờ ngừng => Là khó khăn rất lớn tới sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế ở các nước Nam Á.

+ Kinh tế Ấn Độ dịch chuyển theo hướng công nghiệp hiện đại.

+ Cuộc cách mạng "xanh": Tiến hành trong trồng trọt làm tăng sản lượng lương thực.

+ Cuộc cách mạng "trắng": Tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa.

* Ấn Độ: là nước có kinh tế phát triển nhất:

+ Công nghiệp hiện đại, với nhiều ngành công nghiệp quan trọng và các ngành công nghiệp công nghệ cao, tinh vi, chính xác.

+ Nông nghiệp: Với 2 cuộc cách mạng "xanh" và "trắng" Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân.

+ Dịch vụ: Đang phát triển

C. Hoạt động luyện tập
1. Dựa vào hình 15.1 sách giáo khoa/trang 40 hãy kể tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu
2. Khu vực có mật độ dân số cao nhất và số dân đông nhất ở châu Á là:
a- Đông Nam Á, Đông Á b- Nam Á, Đông Á
c- Nam Á, Tây Nam Á c- Bắc Á, Trung Á
3. (Cặp đôi)? Hãy giải thích vì sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
D. Hoạt động vận dụng
1. Dựa vào bảng 11.2 sách giáo khoa hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Ấn Độ (giáo viên hướng dẫn cách vẽ)
3. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á (xác định vị trí phạm vi lãnh thổ, sự khác nhau giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, sưu tầm tranh ảnh tài liệu về núi Phú Sĩ, núi lửa, động đất trong khu vực)