Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta

Giáo án Địa Lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của 3 vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Biết được một số hệ thống sông lớn ở nước ta.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta và các hệ thống sông lớn: Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mê Kông và sông Đồng Nai.
- Phân tích bảng thống kê về sông ngòi Việt Nam
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức gìn giữ, bảo vệ nguồn nước ngọt và các sông, hồ của quê hương, đất nước
4. Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam
- Các bảng số liệu thống kê và tranh ảnh sách giáo khoa.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, bài soạn, các tài liệu liên quan
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
Học sinh dựa vào lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam, Học sinh trình bày được đặc điểm sông ngòi và sau đó xác định được các hệ thống sông lớn ở ta. Học sinh thông qua kiến thức tìm hiểu từ đó sẽ đi đến nội dung bài học mới
2. Phương pháp – kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về các con sông lớn ở nước ta.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp hình ảnh 3 con sông lớn như sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Cửu Long. Vậy 3 sông này nằm ở khu vực nào trên đất nước ta?
- Bước 2: Học sinh quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
- Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
- Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Chín hệ thống sông lớn ở nước ta (20 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh tìm hiểu được 9 hệ thống sông lớn ở nước ta.
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, tư duy tổng hợp, phân tích bảng số liệu, tranh ảnh
2. Phương pháp dạy học: Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sách giáo khoa… Kĩ thuật học tập hợp tác khi thảo luận nhóm.
3. Hình thức tổ chức: cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động: cá nhân

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại như thế nào là phụ lưu, chi lưu, lưu vực sông và hệ thống sông

- Học sinh trả lời

*Bước 2: Giáo viên giới thiệu: Xét về diện tích lưu vực sông trên 100000 km2,

chiều dài dòng chính trên 200 km thì nước ta có 9 hệ thống sông lớn.

-Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên và xác định vị trí 9 hệ thống sông lớn nước ta trên bản đồ,

-Học sinh xác định

-Giáo viên chuẩn kiến thức

1. Chín hệ thống sông lớn ở nước ta

Hệ thống sông Hồng

- Hệ thống sông Thái Bình

- Hệ thống sông Kì Cùng- Bằng Giang

- Hệ thống sông Mã

- Hệ thống sông Cả

- Hệ thống sông Thu Bồn

- Hệ thống sông Bà

- Hệ thống sông Đồng Nai

- Hệ thống sông Mê Công

Hoạt động 2: Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sách giáo khoa… Kĩ thuật học tập hợp tác khi thảo luận nhóm.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi. Hoạt động cá nhân:

Hoạt động 2: Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

*Bước 1: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm, câu hỏi theo sự gợi ý của giáo viên.

Câu hỏi: Xác định các sông ở Bắc Bộ?

Câu hỏi: Xác định các sông ở Trung Bộ?

Câu hỏi: Xác định các sông ở Nam Bộ?

Câu hỏi: Tìm trên hình 33.1 xác đinh từng miền các con sông đã nêu.

Câu hỏi: Tìm đọc các hệ thống sông lớn?

Giáo viên: Gợi ý cho học sinh các hệ thống sông, các lưu vực sông.

2. Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

a. Sông ngòi Bắc Bộ:

+ Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa,

các sông có dạng nan. quạt.

+ Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.

+ Tiêu biểu cho hệ thống sông ngòi ở Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

*Bước 2 Giáo viên: Cho các em xác định xong tiếp tục cho các em làm việc:

Câu hỏi: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ?

+ Chế độ nước.

+ Hệ thống sông chính?

Câu hỏi: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Trung Bộ?

+ Chế độ nước.

+ Hệ thống sông chính?

b. Sông ngòi Trung Bộ:

+ Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12);

lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.

+ Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng)

Câu hỏi: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Trung Bộ?

+ Chế độ nước.

+ Hệ thống sông chính?

Câu hỏi: Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Nam Bộ?

+ Chế độ nước.

+ Hệ thống sông chính?

Giáo viên: Chú ý giải thích thêm cho học sinh hiểu về đặc điểm sông ở các miền.

- Sông ngòi bắc bộ có dang nan quạt là do địa hình

- Sông ngòi trung bộ ngắn và dốc là do địa hình chủ yếu là đồi núi và địa hình bề ngang hẹp.

Cũng vì thế mà lũ thường lên nhanh và đột ngột

- Sông ở Nam bộ có chế độ nước điều hoà là do có lòng sông rộng và sâu.

c. Sông ngòi Nam Bộ:

+ Lương nước lớn, chế độ nước khá điều hoà do địa hình tương đối bằng phẳng,

khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ…

+ Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

+ Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai.

+ Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. Sông Mê Công đã mang đến cho

đất nước ta những nguồn lợi to lớn, sông cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ.

C. Hoạt động luyện tập
1. Hoạt động cá nhân
Cho biết các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?
2. Cặp đôi
Hãy xác định trên hình 33.1 sách giáo khoa chín hệ thống sông lớn ở nước ta?
D. Hoạt động vận dụng
Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Học bài và làm bài tập 3 sách giáo khoa giáo viên hướng dẫn.