Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

Giáo án Địa Lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của Đông Nam Á.
2. Kĩ năng
- Củng cố và phát triển kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ về dân cư.
- Phân tích bảng thống kê về dân số.
3. Thái độ
Học sinh có nhận thức đúng về dân số trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng tinh thần hợp tác giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập, sinh hoạt cộng đồng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác. ..
- Năng lực riêng: Biết phân tích bảng số liệu về dân số, đọc và xác định được vị trí địa lý các nước trên bản đồ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ dân cư châu Á và Đông Nam Á.
- Bảng số liệu về dân số.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở, tập bản đồ, đồ dùng học tập.
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh xác định được các nước trong khu vực Đông Á.
- Tạo hứng thú cho học sinh -> Kết nối với bài học.
2. Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan bản đồ, cặp nhóm
3. Phương tiện: Bản đồ dân cư Đông Nam Á
4. Các bước hoạt động:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ dân cư và các nước Đông Nam Á.
Học sinh quan sát kết hợp lược đố sách giáo khoa hình 15.1, học sinh đọc tên các nước Đông nam Á
Bước 2: Học sinh làm việc cặp nhóm 2 em
Bước 3: Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào vấn đề: Đông Nam Á là cầu nối giữa 2 châu lục và 2 đại dương vị trí đó đã có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm dân cư, xã hội của các nước trong khu vực. Để hiểu rõ về đặc điểm dân cư, xã hội như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu dân số Đông Nam Á so với châu Á và thế giới (7 phút)
1. Mục tiêu: Biết được số dân, mật độ dân số, tỉ lệ gia tăng của khu vực so với châu Á và thế giới
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, sử dụng sách giáo khoa, bản đồ dân cư châu á và Đông Nam Á, bảng số liệu 15.1, phiếu học tập …
3. Hình thức tổ chức: Cặp nhóm, nhóm.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng 15.1

So sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hằng năm của khu vực so với châu Á và thế giới.

Bước 2: Học sinh làm việc 2 em/ nhóm.

Bước 3: Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức

I/ Đặc điểm dân cư:

- Dân số Đông Nam Á đông.

- Mật độ dân số thuộc loại cao so với thế giới và tương đương với châu Á.

- Tỉ lệ gia tăng dân số cao.

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu tên các nước, dân số, thủ đô, sự phân bố dân cư, ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội (Thời gian: 15 phút)
1. Mục tiêu: Biết được tên nước, thủ đô, sự phân bố dân cư, ý nghĩa của dân số đông đối với phát triển kinh tế xã hội.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan bản đồ, Bảng 15.2, sách giáo khoa… Hợp tác nhóm
3. Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa bảng 15.2 và hình 15.1 sách giáo khoa kết hợp với bản đồ cho biết

- Đông Nam Á có bao nhiêu nước, tên nước và thủ đô.

- So sánh diện tích, dân số nước ta với các nước

- Có những ngôn ngữ phổ biên nào. Điều này có ảnh hưởng gì đến giao lưu giữa các nước

- Quan sát hình 6.1 nhận xét sự phân bố dân cư.

Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của giáo viên, trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời vào phiếu học tập.

Bước 3: Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết qủa nhóm kết hợp với bản đồ; các nhóm khác, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- Tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục dân số.

- Phân bố chủ yếu ở ven biển và đồng bằng.

- Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.

HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu đặc điểm xã hội (Thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất, tập quán.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng kênh chữ sách giáo khoa, hiểu biết các nhân, hợp tác nhóm
3. Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa kênh chữ sách giáo khoa và hiểu biết cho biết:

Tại sao các nước lại có nét tương đồng về lịch sử đấu tranh và trong sinh hoạt, sản xuất?

Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của giáo viên.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. tương đồng về lịch sử đấu tranh, sinh hoạt sản xuất. Thuận lợi cho việc hợp tác …

Liên hệ: Hiện nay các nước đã có những hợp tác nào để phát triển kinh tế- xã hội?

Học sinh làm việc các nhân, trả lời

II/ Đặc điểm xã hội:

Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt.

Vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước

C. Hoạt động luyện tập
Bước 1: Giáo viên treo bản đồ, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ sau:
Đọc và xác định tên nước và thủ đô các nước Đông Nam Á.
Về mặt xã hội các nước có những nét tương đồng nào?
Bước 2: Học sinh suy nghĩ thực hiện.
Bước 3: Học sinh trình bày.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức và có sự liên hệ thực tế.
- Phương pháp: Sử dụng sách giáo khoa, phương tiện truyền thông…