Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Giáo án Địa Lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN
- Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.
- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu, ảnh để biết sự phát triển và hoạt động, những thành tựu của sự hợp tác trong kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước khu vực Đông Nam Á.
- Hình thành thói quen quan sát, thu thập thông tin, tài liệu...
3. Thái độ
Có thái độ khách quan, khoa học đối với sự phát triển kinh tế một số nước khu vực Đông Nam Á. Tinh thần đoàn kết thân ái giữa các nước trong khu vực.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác.
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng hình vẽ, năng lực sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ các nước Đông Nam Á, bảng phụ (ghi nội dung)
- Tư liệu và tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của các nước khu vực Đông Nam Á.
2. Học sinh
Đọc và trả lời trước câu hỏi chữ in nghiêng trong bài học ở nhà.
Bảng phụ nam châm…
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
- Học sinh xác định được:
+ Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN.
+ Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.
+ Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN
- Tạo hứng thú với bài học -> Kết nối với bài học...
2. Phương pháp - kĩ thuật: Chơi trò chơi “nối tên thủ đô với tên các nước khu vực Đông Nam Á”, theo 2 tổ.
3. Phương tiện: nối tên thủ đô với tên các nước này nằm ở khu vực nào của Châu Á.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giáo viên phổ biển thể lệ trò chơi: “nối tên thủ đô với tên các nước khu vực Đông Nam Á”
- Mỗi tổ cùng lên bảng nối tên nước với tên thủ đô cho phù hợp trong 30 giây.
- Tổ nào nối ghép đúng nhiều và nhanh hơn sẽ thắng.
Bước 2: Giáo viên tổ chức trò chơi, học sinh chơi.
Bước 3: Tổng kết, biểu dương cho tổ thắng.
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào vấn đề: Trò chơi vừa rồi cho các em biết được các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, mỗi nước có mỗi nét văn hóa khác nhau nhưng có cùng kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm chung và riêng ở đây đa dạng như thế nào, thì thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Thời gian: 10 phút)
1. Phương pháp-Kĩ thuật dạy học: Phương pháp đàm thoại; phân tích sách giáo khoa, bản đồ; làm việc nhóm nhỏ.
2. Hình thức tổ chức: Cặp đôi.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung và lược đồ Hình 17.1 sách giáo khoa trao đổi cặp cho biết:

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập vào thời gian nào? Mấy nước tham gia? Việt Nam gia nhập thời gian nào

- Số lượng các nước tham gia hiện nay?

I. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

* Thời gian thành lập: 8 - 8- 1967 (In-đo nê xi a, Ma-lai xi a, Phi lip pin, Thái Lan, Xin ga po)

- Việt Nam gia nhập hiệp hội vào năm 1995

- Hiện nay: có 10 nước thành viên

- Mục tiêu Hiệp hội có sự thay đổi qua các thời gian như thế nào?

-Nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Học sinh trình đổi kết quả theo cặp. nhận xét, bổ sung

Bước 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức...

* Mục tiêu của hiệp hội:

+ 25 năm đầu: Hợp tác quân sự.

+ Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20: Giữ vững hòa bình an ninh, ổn định, phát triển đồng đều.

* Nguyên tắc:

Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau, hợp tác toàn diện.

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu sự hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội. (Thời gian: 18 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh biết được Biểu hiện của sự hợp tác và khó khăn của các nước trong thời gian cuối thế kỷ 20.
2. Phương pháp-Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng sơ đồ hình 17.2 sách giáo khoa, …
Kỹ thuật học tập hợp tác nhóm
3. Hình thức tổ chức: Cặp/ Nhóm.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 17.2 và đọc thông tin mục II sách giáo khoa. Thảo luận theo nhóm (4 phút) với các nhiệm vụ.

Nhóm 1,2,3: - Các nước gặp khó khăn gì?

Nhóm 4,5,6: - Biểu hiện của sự hợp tác?

Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. (thảo luận)

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

*Liên hệ: Giáo dục môi trường (bảo vệ dòng sông Mê Công)

II. Hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội.

* Biểu hiện của sự hợp tác:

- Xây dựng tam giác tăng trưởng kinh tế.

- Nước phát triển giúp đỡ nước chưa phát triển về đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ.

- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ đông sang tây.

- Phối hợp khai thác, bảo vệ sông Mê Công

*Khó khăn: - Cuối những năm 90 một số nước khủng hoảng kinh tế

- Xung đột tôn giáo.

- Thiên tai.

HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu Việt Nam trong ASEAN. (Thời gian: 8 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh biết được thành tựu và khó khăn thách thức của Việt Nam sau khi gia nhập hiệp hội ASEAN
2. Phương pháp-Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng sơ đồ hình 17.2 sách giáo khoa.
Kỹ thuật học tập hợp tác cặp
3. Hình thức tổ chức: Trao đổi cặp
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III sách giáo khoa. Trao đổi theo cặp (3 phút) với các nhiệm vụ

- Những lợi ích của Việt Nam khi tham gia vào Hiệp hội ASEAN?

- Những khó khăn thử thách cần phải vượt qua?

Bước 2: Các cặp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.

Bước 3: Đại diện 1 số cặp trả lời, học sinh lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

(Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng buôn bán cao

Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước cao.

Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính, kinh tế phát triển.

Về lĩnh vực văn hóa xã hội và du lịch phát triển.

Khó khăn: Thách thức về ngôn ngữ, thể chế chính trị, chênh lệch về kinh tế, về mẫu mã và chất lượng các mặt hàng, ... )

II. Việt Nam trong ASEAN.

* Thuận lợi:

Tham gia vào ASEAN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội.

* Khó khăn

Có nhiều thử thách cần phải vượt qua.

C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm hệ thống hóa và củng cố lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của toàn bài học.
- Phương pháp: Vấn đáp, đánh giá.
Bước 1: Yêu cầu học sinh trả lời:
- Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
- Nêu Mục tiêu và nguyên tắc của Hiệp hội ASEAN?
- Biểu hiện của sự hợp tác và các nước có khó khăn gì trong thời gian cuối những năm 90 của thế kỷ 20?
- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN, có những thuận lợi và khó khăn gì?
Bước 2: Học sinh suy nghĩ trả lời,
Bước 3: Giáo viênnhận xét, chuẩn kiến thức và cho điểm.
D. Hoạt động vận dụng
- Hiện nay, Việt Nam đã tham gia những tổ chức kinh tế-chính trị nào ở khu vực và thế giới?
- Tìm hiểu bài 18: tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia. (Dựa vào hệ thống câu hỏi chữ in nghiêng trong sách giáo khoa để trả lời)