Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo

Giáo án Địa Lí 8 Bài 14: Đông Nam Á - đất liền và hải đảo

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí, giới hạn và các tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
- Phân tích lược đồ, bản đồ và biểu đồ để nhận biết vị trí khu vực Đông Nam Á trong châu lục và trên thế giới, rút ra ý nghĩa của vị trí cầu nối của khu vực về kinh tế và quân sự.
- Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan khu vực.
3. Thái độ
Có thái độ khách quan, khoa học khi giải thích những đặc điểm tự nhiên một khu vực, có thái độ bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực hợp tác,..
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,..
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Một số lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,...
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Pa-đăng và Y-an- gun (phóng to)
- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á, châu Á
2. Học sinh
- Sách vở, đồ dùng học tập
- Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
Học sinh được hiểu biết về vị trí khu vực và ý nghĩa của vị trí cầu nối ảnh hưởng đến đặc điểm tự nhiên. Từ đó tạo hứng thú yêu quê hương đất nước
2. Phương pháp - kỹ thuật: Vấn đáp, trực quan qua bản đồ, biểu đồ,...
3. Phương tiện:
- Một số lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,...
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Pa-đăng và Y-an- gun (phóng to)
- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á
4. Các bước hoạt động:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Học sinh quan sát bản đồ châu Á và cho biết: khu vực nào của châu Á có vị trí là cầu nối giữa Đại dương và châu lục.
Bước 2: Học sinh quan sát bản đồ và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Học sinh trả lời – Học sinh khác nhận xét)
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài. Với vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm tự nhiên của khu vực. Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí và giới hạn khu vực Đông Nam Á (10 phút)
- Mục tiêu: Trình bày được được Đông Nam Á gồm bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng
- Phương pháp – kỹ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ sách giáo khoa, vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 14.1 và Hình 14.2 sách giáo khoa:

- Cho biết vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam Á, xác định trên bản đồ.

- Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á?

Bước 2: Học sinh: Thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và lên xác định trên bản đồ.

Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

1/ Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á:

-Đông Nam Á gồm bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai

- Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và Châu Đại Dương

* Ý nghĩa: quan trọng về kinh tế và quân sự

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (25 phút)
- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai
- Phương pháp - kỹ thuật dạy học: sử dụng bản đồ, lược đồ Hình 14.1 và Hình 14.2 (2 biểu đồ), sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức: nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên: Giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

-Dựa vào Hình 14.1 và Hình 14.2 (2 biểu đồ) hoàn thành nội dung trong bảng mẫu sau: (5’)

Yếu tố tự nhiênBán đảo Trung ẤnQuần đảo Mã Lai

Địa hình

Khí hậu

Sông ngòi

Cảnh quan

Phân công:

Nhóm lẻ: Dựa vào Hình 14.1 và thông tin sách giáo khoa tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của bán đảo Trung Ấn

Nhóm chẵn: Dựa vào Hình 14.1và 2 biểu đồ Hình 14.2 tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của quần đảo Mã Lai.

Bước 2: Học sinh: Thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc theo nhóm

Bước 3: Trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

*Liên hệ các trận động đất, núi lửa xảy ra ở khu vực Đông Nam Á trong những năm qua.

* Lồng ghép giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

2/ Đặc điểm tự nhiên:

* Nội dung ghi bảng
yếu tố Tự nhiênBán đảo Trung ẤnQuần đảo Mã Lai

Địa hình

- Chủ yếu là núi cao hướng Bắc-Nam, Đông Bắc-Tây Nam, các cao nguyên thấp

- Các thung lũng sông chia cắt địa hình

- Đồng bằng màu mỡ phân bố ở hạ lưu sông, ven biển, dân cư đông đúc nguồn lao động dồi dào

- Hệ thống núi vòng cung, nhiều núi lửa

- Đồng bằng ven biển

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, bão mùa hè thu (Y-an-gun)

Xích đạo và nhiệt đới gió mùa (Pa-đăng), nhiều bão

Sông ngòi

Sông ngòi phát triển, có nhiều sông lớn: sông Hoàng Hà, Mê Công, chế độ nước phụ thuộc vào mùa mưa

Ngắn dốc, nhỏ, chế độ nước điều hòa, có giá trị thuỷ điện

Cảnh quan

Rừng nhiệt đới và rừng thưa, xa van

Rừng rậm 4 mùa xanh quanh năm

C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm hệ thống hóa và cho học sinh nắm toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học.
- Phương pháp: vấn đáp, gợi mở
- Hình thức: Cá nhân.
Gọi 2 học sinh lên xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn khu vực Đông Nam Á và các con sông lớn trên bán đảo Trung Ấn.
D. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm tòi kiến thức và có sự liên hệ thức tế.
* Phương pháp: sử dụng sách giáo khoa và phương tiện truyền thông.
- Ở địa phương em, sông ngòi có đặc điểm như thế nào? Cho biết những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sản xuất và đời sống?
- Chuẩn bị bài 15 “ Đặc điểm dân cư –xã hội Đông Nam Á”.
- Làm bài tập câu 3 sách giáo khoa (sông Mê-công chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên nguồn cung cấp nước là mưa -> chế độ nước thay đổi theo mùa)
- Học bài kết hợp sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ. Trả lời những câu hỏi sách giáo khoa.