Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 6: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á

Giáo án Địa Lí 8 Bài 6: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh nắm được
- Đặc điểm về tình hình dân số và các thành phố lớn của châu á
- Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phân bố dân cư và đô thị ở châu Á.
2. Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ phân bố dân cư và đô thị của châu á, tìm ra đặc điểm phân bố dân cư và các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội.
- Rèn kỹ năng xác định nhận biết vị trí các quốc gia các thành phố lớn ở châu Á.
3. Thái độ
Bồi dưỡng ý thức học bộ môn.
- Giao tiếp và tự nhận thức.
- Giải quyết vấn đề, xử lí thông tin, phân tích so sánh.
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, so sánh trực quan.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, tính toán, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Bản đồ các nước thế giới.
- Lược đồ mật đồ dân số và các thành phố lớn châu Á (phóng to).
- Bản đồ trống có đánh dấu vị trí các đô thị của châu Á (phô tô đủ số lượng cho các nhóm học sinh).
2. Học sinh
Vở ghi, sách giáo khoa, Tập bản đồ Địa 8.
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
a/ Mục tiêu: Nhằm định hướng cho các em các nội dung thực hành sắp được học trong bài 6.
b/ Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Quan sát lược đồ hình 6.1, đọc bảng số liệu sách giáo khoa và giải thích.
c/ Phương tiện: video hình ảnh về mật độ dân số ở 1 số khu vực châu Á và những thành phố lớn của châu Á.
d/ Các bước hoạt động:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ.
Giáo viên cho học sinh xem Lược đồ Hình 6.1 rồi đặt câu hỏi: Nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao. Đọc tên các thành phố lớn của châu Á. Sự phân bố các thành phố lớn và giải thích.
- Bước 2: Học sinh quan sát lược đồ và suy nghĩ cách trả lời.
- Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (1 Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét).
- Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài: Qua tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội của châu Á ở bài học trước, tiết học hôm nay chúng ta sẽ rèn luyện kĩ năng thực hành qua 2 nội dung thực hành ở sách giáo khoa.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Hoạt động 1: Phân bố dân cư châu Á (cá nhân / nhóm).
- Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
+ Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ.
+ Khai thác tri thức từ bản đồ.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân/ nhóm.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu đọc bài thực hành.

- Nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với biểu đồ.

+ Đọc kí hiệu mật độ dân số.

+ Sử dụng kí hiệu nhận biết đặc điểm sự phân bố dân cư.

+ Nhận xét dạng mật độ dân cư nào chiếm diện tích lớn nhất và nhỏ nhất.

- Mật độ dân số trung bình có mấy dạng.

- Xác định nơi phân bố chính trên lược đồ hình 6.1

- Loại mật độ nào chiếm diện tích lớn, khá lớn, nhỏ, rất nhỏ.

- Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố dân cư không đều.

* Hoạt động nhóm: (4 nhóm)

Giáo viên chia nhóm rồi phân công nhiệm vụ:

4 nhóm (Mỗi nhóm thảo 1 loại mật độ dân số). Giáo viên hướng dẫn, dựa vào Hình 6.1/20, Hình 1.2/5 và Hình 2.1/7 phối hợp bảng sách giáo khoa/ trang 19.

- Bước 2: các nhóm trao đổi, thảo luận với nhau theo yêu cầu của giáo viên đã định hướng.

- Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày, học sinh nhận xét.

- Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, bổ sung theo nội dung bảng sau:

1. Phân bố dân cư châu Á

Mật độ dân sốNơi phân bốDiện tíchĐặc điểm tự nhiên

Dưới 1 người/km2

Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc, Arập Xê út

Ap-ga-nit xtan, Pa-ki-xtan

Lớn nhất

- Khí hậu khắc nghiệt.

- Địa hình cao đồ sộ.

- Mạng lưới sông ngòi thưa.

Từ 1-50 người/km2

Nam Liên Bang Nga, Bán Đảo trung ấn Đông Nam Á, Đông Nam thổ nhĩ kì, I ran

Khá lớn

-Khí hậu ôn đới lục địa khô, nhiệt đới khô.

- Địa hình: Núi và cao nguyên cao.

- Mạng lưới sông ngòi thưa.

Từ 50-100 người/km2

Ven Điạ Trung Hải, trung tâm Ấn Độ, 1 số Đảo In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc

nhỏ

- Khí hậu ôn hoà có mưa.

- Địa hình đồi núi thấp.

- Lưu vực sông lớn.

Trên 100 người/km2

Ven biển Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam

Đông Trung Quốc, Nam Thái Lan, 1 số đảo In-ñô-nê-xi-a

Rất nhỏ

- Khí hậu gió mùa.

- Địa hình: đồng bằng châu thổ.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

* Hoạt động 2: Các thành phố lớn ở châu Á.
- Phương pháp:
+ Thảo luận, làm việc chia sẻ trong nhóm nhỏ.
+ Phương pháp đàm thoại.
- Hình thức tổ chức: Nhóm/ cặp.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

*Hoạt động nhóm: (4 nhóm)

Bước 1: Giáo viên chia nhóm và phân công nhiệm vụ.

- Đọc và xác định các thành phố châu Á trên bản đồ các nước trên thế giới.

- Các thành phố lớn châu á phân bố ở đâu? vì sao lại phân bố ở đó?

- Bước 2: Các nhóm thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên.

- Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày.

- Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét.

2. Các thành phố lớn ở châu Á

- Các thành phố lớn của châu Á đông dân tập trung ở ven biển 2 đại dương (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương).

Là nơi có đồng bằng châu thổ rộng màu mỡ, có khí hậu gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

3. Hoạt động luyện tập
- Phát bản phô tô bản đồ trống châu Á có đánh dấu vị trí các đô thị:
+ Yêu cầu học sinh xác định 2 nơi có mật độ dân số: dưới 1 người/km2; trên 100 người/km2.
*Bài tập trắc nghiệm:
a/ Mật độ dân số trên 100 người/km2 tập trung chủ yếu ở khu vực có kiểu khí hậu
A. lục địa. C. cận nhiệt Địa Trung Hải.
B. gió mùa. D. ôn đới hải dương.
b/ Phần lớn lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc có mật độ dân số
A. chưa đến 1 người/km2
B. 1- 50 người/km2
C. 51- 100 người/km2
D. trên 100 người/km2
c/ Dựa vào hình 6.1/ sách giáo khoa, cho biết khu vực nào của châu Á có mật độ dân số thấp nhất (dưới 1 người/ km2)?
A. Phía Tây Pa ki xtan.
B. Phía Nam Ả râp xê ut.
C. Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc.
D. Nam Liên Bang Nga, Bán đảo Trung Ấn.
4. Hoạt động vận dụng
- Học sinh hiểu, nắm được đặc điểm của sự phân bố dân cư và xác định được tên các thành phố lớn của Châu Á trên lược đồ.
- Soạn trước bài 7: “Đặc điểm phát triển kinh tế - Xã hội các nước châu Á”. Tìm hiểu đặc điểm kinh tế - Xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay.
10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Chọn câu trả lời đúng:
I/ Nhận biết: 4 câu.
Câu 1: Nước nào sau đây ở châu Á có tổng diện tích lớn nhất?
A. A rập xê ut. B. Mông Cổ.
C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.
Câu 2: Mật độ dân số dưới 1 người/km2 ở châu Á là nơi có
A. khí hậu rất giá lạnh.
B. địa hình núi thấp, nhiều khoáng sản.
C. nhiều đồng bằng lớn, nguồn nước phong phú.
D. nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống.
Câu 3: Mật độ dân số trung bình chiếm diện tích nhỏ nhất ở châu Á là
A. dưới 1 người/km2
B. từ 1-50 người/km2
C. từ 50- 100 người/km2
D. trên 100 người/km2
Câu 4: Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ vì
A. có khí hậu nóng khô.
B. có ít sông lớn bồi đắp phù sa.
C. nóng ẩm và mưa nhiều quanh năm.
D. có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống.
II/ Thông hiểu: 3 câu.
Câu 5: Đắc ca là thành phố lớn của nước nào ở châu Á?
A. Mi an ma B. Băng la đet
C. Ấn Độ D. Pa ki stan
Câu 6: Các thành phố lớn đông dân tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển của các nước nào?
A. Mông Cổ, Liên Bang Nga. B. Liên Bang Nga, Thổ Nhĩ Kì.
C. Pa ki xtan, I ran. D. Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 7: Mum bai là thành phố lớn của nước nào ở châu Á?
A. Nhật Bản. B. Trung Quốc.
C. Hàn Quốc. D. Ấn Độ.
III/ Vận dụng thấp: 2 câu.
Câu 8: Phần lớn lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc có mật độ dân số
A. chưa đến 1 người/km2
B. 1- 50 người/km2
C. 51- 100 người/km2
D. trên 100 người/km2
Câu 9: Dựa vào hình 6.1, hãy xác định khu vực nào ở châu Á có mật độ dân số trên 100 người/ km2?
A. Ven biển Ấn Độ.
B. Ven Địa Trung Hải.
C. Ven biển Pa ki xtan.
D. Ven biển Liên bang Nga.
IV/ Vận dụng cao: 1 câu.
Câu 10: Dựa vào hình 6.1 sách giáo khoa cho biết khu vực nào của châu Á có mật độ dân số thấp nhất (dưới 1 người/ km2)?
A. Phía Tây Pa ki xtan.
B. Phía Nam Ả râp xê ut.
C. Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc.
D. Nam Liên Bang Nga, Bán đảo Trung Ấn.