Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Giáo án Địa Lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của miền. Đây là miền địa đầu Tổ quốc
- Nắm được các đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí tự nhiên của miền:
+ Có một mùa đông lạnh, kéo dài nhất toàn quốc.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với các dãy núi cánh cung.
+ Tài nguyên phong phú, đa dạng, đang được khai thác mạnh.
-Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng phân tích bản đồ, lát cắt địa lí, bảng số liệu thống kê
- Kỹ năng đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Cũng cố kĩ năng đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ.
- Phát triển tư duy địa lí, giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa yếu tố tự nhiên
3. Thái độ
- Giúp học sinh có tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước.
- Yêu thích học môn địa lí.
4) Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, và một số hình ảnh minh họa khác……
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ 8, bảng phụ học nhóm.. .
III. Chuỗi các hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3’
1. Mục tiêu
- Học sinh được gợi nhớ, huy động hiểu biết về đặc điểm tự nhiên của Việt Nam, sử dụng kĩ năng nhận biết về các đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của Việt nam. Từ đó
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đặc điểm tự nhiên của các miền địa lí tự nhiên -> Kết nối với bài học...
2. Phương pháp - kĩ thuật:Vấn đáp - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số câu hỏi về tự nhiên Việt Nam đã học ở các bài trước
Bước 1: Giao nhiệm vụ cá nhân
- Giáo viên cung cấp một số câu hỏi yêu cầu học sinh nhận biết:
Câu hỏi + Em hãy cho biết nước ta chia làm mấy miền địa lí tự nhiên?
+ Mỗi miền địa lí tự nhiên có những đặc điểm gì cần tìm hiểu?
Bước 2: Học sinh theo dõi sách giáo khoa để trả lời
Bước 3: Học sinh trả lời (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài 41 Miền Bắc và Đông Bắc – Bắc Bộ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
+ HOẠT ĐỘNG 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ (Thời gian: 10’)
1. Mục tiêu
- Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của miền. Đây là miền địa đầu Tổ quốc.
- Vị trí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của miền.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và xác định trên bản đồ.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp sử dụng tranh ảnh, sách giáo khoa… kỹ thuật học tập hợp tác …
3. Hình thức tổ chức: Cả lớp

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi.

Bước 1: Giáo viên phát vấn câu hỏi.

Bước 2: học sinh quan sát và tìm hiểu trong bản đồ và thảo luận cặp đôi

Dựa Hình 41.1+ thông tin sách giáo khoa mục 1 hãy

1) Hãy xác định vị trí của miền trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?

2) Vị trí đó ảnh hưởng gì tới khí hậu của

miền?

Bước 3: học sinh trả lời, các cặp đôi khác nhận xét.

- Giáo viên cho 1 học sinh xác định trên bản đồ. Các em khác nhận xét.

Bước 4: Giáo viên nhận xét (Giáo viên giảng giải) chuẩn xác ghi bài

1) Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

Bao gồm: Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ( 15’)
1/Mục tiêu: Học sinh trình bày được đặc điểm tự nhiên của miền.
+ Nắm được các đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí tự nhiên của miền:
+ Có một mùa đông lạnh, kéo dài nhất toàn quốc.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với các dãy núi cánh cung.
+ Tài nguyên phong phú, đa dạng, đang được khai thác mạnh.
+ Phát triển kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của miền.
+ Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tranh ảnh, …
3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.

- Giáo viên sử dụng phiếu học tập để học sinh thảo luận

Bước 1: Giáo viên tiến hành chia nhóm theo bàn, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng lên nhận phiếu học tập của nhóm mình.

-Yêu cầu Nhóm 1+2

Dựa vào lước đồ bên trên em hãy cho biết:

1/ Tính chất nhiệt đới biểu hiện ở nước ta như thế nào?

2) Tại sao tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ?

+ Mùa đông ảnh hưởng của loại gió gì? cho thời tiết như thế nào?

+ Mùa hạ ảnh hưởng của loại gió gì? cho thời tiết ra sao?

3) Tính chất đó có thuận lợi - khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?

2/ Đặc điểm tự nhiên

a/Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

- Nét nổi bật:

a- Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ.

- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn

-> Thuận lợi sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển

b- Mùa hạ nóng ẩm, nưa nhiều.

Yêu cầu Nhóm 3 + 4:

Dựa Hình 41.1+ thông tin sách giáo khoa mục 1 hãy

1) Nêu đặc điểm địa hình của miền (làm vào phiếu học tập)

2) Xác định chỉ ra trên bản đồ các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. Bốn dãy núi cánh cung lớn. Đồng bằng sông Hồng. Vùng quần đảo Vịnh Hạ Long.

3) Quan sát Hình 41.2 hãy cho biết:

+ Núi có đặc điểm như thế nào? Chạy theo hướng chính nào?

+ Nhận xét về hướng nghiêng chung của địa hình

Yêu cầu nhóm 5+6

3) Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình như thế nào? (Đắp đê chống lũ lụt => Tạo ra các dạng địa hình nhân tạo, các ô trũng thấp không được phù sa bồi đắp thường xuyên nằm sâu trong đê)

Bước 2:

Các nhóm thảo luận làm vào phiếu học tập, giáo viên giúp học sinh hoàn thành nội dung thảo luận của các nhóm.

Bước 3: Giáo viên cho đại diện các nhóm trình bày nội dung của mình

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét

-Bước 4: Giáo viên nhận xét nội dung của từng nhóm kết hợp giảng giải, đưa hình ảnh minh họa

- Giáo viên chuẩn xác, ghi bài

b) Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.

- Địa hình đồi núi thấp nhưng cũng khá đa dạng, đặc biệt là dạng địa hình Catxtơ độc đáo và 4 cánh cung lớn.

- Có các cánh đồng nhỏ nằm giữa núi:

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu sự phân bố và vấn đề khai thác khoáng sản (10 phút)
1/Mục tiêu: Trình bày được sự phân bố các mỏ khoáng sản của miền.
+ Tài nguyên phong phú, đa dạng, đang được khai thác mạnh.
+ Phát triển kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ để hiểu và trình bày sự phân bố các mõ khoáng sản của miền.
+Những thuận lượi và khó khăn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
+ Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh.
+ Giáo viên Lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua một số hình ảnh minh họa
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp lồng ghép, tích hợp, sử dụng sách giáo khoa, tranh ảnh, …
3. Hình thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, qua câu hỏi phát vấn.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.

Giáo viên lần lượt sử dụng hình ảnh và phát vấn câu hỏi để học sinh trả lời.

Bước 1: Giáo viên sử dụng hình ảnh, học sinh quan sát và trả lời.

Câu hỏi: Dựa hình 41.1+ thông tin sách giáo khoa mục 1 hãy cho biết sự phân bố các mõ khoáng sản của miền?

Câu hỏi: Vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản diễn ra như thế nào? Biện pháp khắc phục như thế nào?

Bước 2: học sinh trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh nhận xét và xác định trên bản đồ

Bước 4:

-Giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục môi trường

+ Tài nguyên khoáng sản

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng

+ Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đang được khai thác mạnh mẽ

HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu những thuận lượi và khó khăn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (5, )
1/Mục tiêu:
-Những thuận lợi và khó khăn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh.
- Giáo viên Lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua một số hình ảnh minh họa
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp lồng ghép, tích hợp, sử dụng sách giáo khoa, tranh ảnh, …
3. Hình thức tổ chức: Trò chơi “Ai nhanh hơn” Hoạt động cả lớp, qua câu hỏi phát vấn.


+ Học sinh nêu 1 số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản điển hình của miền qua tranh ảnh


Giáo viên đưa một số hình ảnh về vấn đề thiên tai và ô nhiểm môi trường cho học sinh quan sát, trả lời nhanh, giáo viên kết hợp giảng giải giáo dục môi trường cho học sinh




Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai nhanh hơn”

Bước 1: Giáo viên lần lược cho học sinh xem hình ảnh và trả lời nhanh (từ ảnh 1-> 16)

Bước 2:

-Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời nhanh từng nội dung theo hình ảnh

Bước 3: Một số học sinh nhận xét phần trả lời nhanh của bạn

Bước 4: Giáo viên giảng giải giáo dục môi trường

Giáo viên: Chuẩn xác, ghi bài

+ Khó khăn

- Sương muối, sương giá, lũ lụt, hạn hán….

- Tài nguyên bị khai thác quá mức

- Môi trường bị ô nhiểm nặng

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (2 phút)
1. Hoạt động cá nhân
Hãy sắp xếp các ý cột A với các ý ở cột B rồi điền kết quả vào cột C
A. khóang sảnB. Phân bố chủ yếuC

1. Than đá

A. Thái Nguyên

1+ D

2. Sắt

B. Cao Bằng

2+ A

3. Bô xít

C. Tuyên Quang

3+ B

4. Thiết

D. Quảng Ninh

4+ C

E. Hà Giang

2. Bài tập trắc nghiệm
Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
+ Em hãy đọc kĩ đề và chọn ý đúng nhất:
Câu 1: Danh lam thắng cảnh nào không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Vườn quốc gia Cúc Phương
B. Vịnh Hạ Long
C. Bãi tắm Trà Cổ
D. Động Phong Nha (d)
Câu 2: Sông nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc -Bắc Bộ?
A. Sông Mã B. Sông Cầu
C. Sông Đà Rằng D. Sông Cửu Long (b)
5) Hoạt động nối tiếp:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập bản đồ, học bài cũ.
- Tìm hiểu bài tiếp theo Bài 42/ trang 144 sách giáo khoa: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Giáo viên Nhận xét và kết thúc tiết dạy.