Giáo án Địa Lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
* Hoạt động 1: Cá nhân. Dựa sự hiểu biết và thông tin mục 1 sách giáo khoa + Bảng 38.1 hãy: 1) Cho biết những giá trị của tài nguyên thực vật đối với kinh tế - xã hội? 2) Cho biết những giá trị của tài nguyên động vật đối với kinh tế - xã hội? Nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết? | 1) Giá trị của tài nguyên sinh vật: - Có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với kinh tế - xã hội. + Thực vật: Bảng 38.1 sách giáo khoa/ trang 133. + Động vật: Giá trị kinh tế - xã hội cũng rất lớn: Cung cấp thực phẩm, dược liệu quý. * Cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến, dược liệu; là Tài nguyên du lịch tự nhiên hấp hẫn…Tài nguyên sinh vật có khả năng phục hồi. |
* Hoạt động 2: Nhóm. Dựa thông tin mục 2,3 sách giáo khoa + thực tế đời sống hãy: - Nhóm 1,2,3: 1) Cho biết thực trạng tài nguyên thực vật rừng ở nước ta hiện nay như thế nào? 2) Những nguyên nhân nào đã làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng ở nước ta? 3) Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này? | 2) Bảo vệ tài nguyên rừng: a) Thực trạng: - Diện tích rừng nguyên sinh ngày càng giảm, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng ngày càng giảm sút. - Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay rất thấp: Còn khoảng từ 33% -> 35% diện tích đất tự nhiên. |
- Nhóm 4,5,6: 1) Cho biết thực trạng nguồn tài nguyên động vật rừng ở nước ta hiện nay như thế nào? 2) Những nguyên nhân nào đã làm tài nguyên động vật ở nước ta ngày càng cạn kiệt? Đặc biệt một số động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng? 3) Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này? | b) Biện pháp bảo vệ: - Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ tài nguyên rừng. - Phấn đấu tăng diện tích rừng trồng đến năm 2020 trồng mới hàng triệu ha rừng. III) Bảo vệ tài nguyên động vật: a) Thực trạng: - Con người đã hủy diệt nhiều loài động vật hoang dã, làm mất đi nhiều nguồn gien động vật quý hiếm. - Nguồn lợi thủy sản cũng giảm sút đáng lo ngại. b) Biện pháp bảo vệ: - Có 365 loài động vật được đưa vào sách đỏ của Việt Nam cần được bảo vệ. - Thực hiện tốt chính sách pháp lệnh bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên động thực vật quý hiếm. |