Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Giáo án Địa Lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất Việt Nam: Đa dạng, phức tạp. Các nhóm đất chính: Nhóm đất feralit đồi núi thấp, nhóm đất mùn núi cao, nhóm đất phù sa.
- Nắm được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
2. Kĩ năng
- Kỹ năng phân tích bản đồ đất Việt Nam, phân tích bảng số liệu về tỉ lệ 3 nhóm đất chính
3. Thái độ
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ đất Việt Nam
- Ảnh phẫu diện đất hoặc mẫu đất tại địa phương
- Tranh ảnh về việc sử dụng đất.
2. Học sinh
Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động
1) Ổn định:
2) Kiểm tra:
3) Bài mới:
*Khởi động: Đất (thổ nhưỡng) do nhiều nhân tố hình thành. Đất còn là tư liệu sản xuất chính từ lâu đời đối với sản xuất nông - lâm nghiệp. Đất ở nước ta đã được nhân dân sử dụng, cải tạo và phát triển thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 1: Cặp bàn. Dựa vào thông tin sách giáo khoa mục 1. a + Hình 36.1 + Hình 36.2 Hãy cho biết:

1) Đất nước ta đa dạng, phức tạp như thế nào?

2) Những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sự hình thành đất? Lấy ví dụ chứng minh?

* Hoạt động 2: Nhóm. Dựa thông tin mục 1. b điền tiếp kiến thức vào bảng sau

- Nhóm 1+2: Đất Feralit

- Nhóm 1+2: Đất Mùn

- Nhóm 1+2: Đất Bồi tụ phù sa

1) Đặc điểm chung của đất Việt Nam:

a) Đất nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam:

- Nước ta có nhiều loại đất khác nhau: Đất feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao.

-Tầng phong hóa dày, giàu chất dinh dưỡng

- Nguyên nhân: Do nhiều nhân tố tạo thành: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và sự tác động của con người.

b) Nước ta có 3 nhóm đất chính:

Nhóm đất

Đất Feralit

Đất mùn

Đất bồi tụ phù sa

Nơi phân bố

Vùng đồi núi thấp

Trên núi cao

Vùng đồng bằng, ven biển

Tỉ lệ diện tích

65%

11%

24%

Đặc tính chung và giá trị sử dụng.

-Chua, nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sét.

- Đất có màu đỏ vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm, thường tích tụ kết vón thành đá ong => Đất xấu ít có giá trị đối với trồng trọt.

- Đất hình thành trên đá Badan, đá vôi có màu đỏ sẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

- Hình thành dưới rừng cận nhiệt đới hoặc ôn đới.

- Có giá trị lớn đối với việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

- Chiếm diện tích rộng lớn, phì nhiêu: Tơi, xốp, ít chua, giàu mùn…

- Chia thành nhiều loại, phân bố ở nhiều nơi: Đất trong đê, đất ngoài đê, đất phù sa ngọt, đất mặn, đất chua phèn…

- Nhìn chung rất thích hợp trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày…

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

* Hoạt động 3: Cá nhân.

1) Đất có phải là tài nguyên vô tận không? Vì sao?

2) Thực trạng việc sử dụng đất ở địa phương chúng ta hiện nay như thế nào?

3) Chúng ta đã làm những gì để bảo vệ tài nguyên đất?

4) Hãy giải thích câu tục ngữ, ca dao sau: :

"Tấc đất, tấc vàng".

"Ai ơi! Chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu! "

2) Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam:

a. Vai trò - Đất là tài nguyên hết sức quý giá.

b - Thực trạng:

+ Nhiều vùng đất được cải tạo và được sử dụng có hiệu quả.

+ Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí, tài nguyên đất bị giảm sút: 50% diện tích đất tự nhiên cần cải tạo, đất trống, đồi trọc bị xói mòn tới > 10 triệu ha

c- Biện pháp bảo vệ:

+ Sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả, có biện pháp bảo về đất: chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu vùng đồi núi; cải tạo chua mặn, phèn ở vùng đồng bằng ven biển

4) Củng cố
1) So sánh 3 nhóm đất chính về đặc tính, nơi phân bố và giá trị sử dụng?
2) Tại sao chúng ta cần phải sử dụng hợp lí và đi đôi với việc cải tạo, chăm sóc và bảo vệ đất trồng?
5) Hoạt động nối tiếp:
- Trả lờicâu hỏi, bài tập sách giáo khoa/ trang 129
- Làm bài tập 37 bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu bài 38 sách giáo khoa/ trang 130.
+ Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
+ Xác định các kiểu hệ sinh thái rừng và chỉ rõ sự phân bố trên bản đồ sinh vật Việt Nam?
+ Xác định dọc lãnh thổ Việt Nam từ Bắc -> Nam có những vườn rừng quốc gia nào?