I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam, qua hai lưu vực sông Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Nắm vững mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng về vẽ biểu đồ, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn.
3. Thái độ
Học sinh có tinh thần tương thân, tương ái, chú ý đến thực hành trong lao động và học tập
4. Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực tư duy tổng hợp
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ sông ngòi Việt nam
- Biểu đồ khí hậu thuỷ văn Việt Nam
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ 8.
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Học sinh được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông.
- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết và vẽ được biểu đồ kết hợp.
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân
3. Phương tiện: Bản đồ sông ngòi Việt nam và một số tranh ảnh về tự nhiên
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về sông ngòi Việt Nam yêu cầu học sinh nhận biết:
Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Vẽ biểu đồ chế độ mưa dòng chảy Sông Hồng (Thời gian: 25 phút)
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến tức về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam, qua lưu vực sông Bắc Bộ
- Nắm vững mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông.
- Rèn luyện kỹ năng về vẽ biểu đồ, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn.
- Có tinh thần tương thân, tương ái, chú ý đến thực hành trong lao động và học tập
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực tư duy tổng hợp.
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp khai thác bảng số liệu, sách giáo khoa… Kĩ thuật học tập hợp tác
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Vẽ và phân tích biểu đồ Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng 35.1 sách giáo khoa cho học sinh qua bảng số liệu vẽ biểu đồ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh. - Chọn tỷ lệ tương đối. - Thống nhất thang chia cho lưu vực sông để từ đó so sánh được thuỷ văn. - Vẽ kết hợp biểu đồ lưu lượng và lượng mưa, lương mưa vẽ bằng hình cột, lưu lượng vẽ bằng đường. - Giáo viên cho học sinh vẽ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… * Vẽ biểu đồ lưu vực Sông Hồng.
Bước 3: Vẽ trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. | 1/ Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa dòng chảy Vẽ biểu đồ: |
Hoạt động 2: Tính lượng mưa trung bình và lưu lượng trung bình (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Nắm vững mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn.
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực tư duy tổng hợp, năng lực sử dụng bảng số liệu....
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, bảng số liệu, …
3. Hình thức tổ chức: Nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Hoạt động cá nhân: Bước 1: Dựa vào bảng số liệu 35.1 sách giáo khoa Giáo viên chia nhóm Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Cách tính lưu lượng trung bình, lượng mưa trung bình - Lưu lượng Trung bình tháng= Tổng lưu lượng 12 tháng/12 + Tính số tháng của mùa mưa và mùa lũ + Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông Bước 2: Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của giáo viên, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời. Bước 3: Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. | 2. Tính lượng mưa trung bình và lưu lượng trung bình - Lưu lượng trung bình: Sông Hồng: 3632 m3/S Sông Gianh: 61,7 m3/S - Lượng mưa trung bình Sông Hồng: 153mm Sông Gianh: 186mm 3. Tính số tháng của mùa mưa và mùa lũ. - Sông Hồng: + Mùa mưa: Tháng 5 đến tháng 10 + Mùa lũ: Tháng 6 tháng 10 + Tháng mưa nhiều và đỉnh lũ là tháng 8. - Sông Gianh + Mùa mưa: Tháng 8 đến tháng 10 + Mùa lũ: Tháng 9 đến tháng 11 + Mưa nhiều nhất và đỉnh lũ là tháng 10 4. Nhận xét: Mùa mưa: - Sông Hồng: Từ tháng 6 đến tháng 10 - Sông Gianh: Tháng 9 đến tháng 10 * Lũ không Trùng mùa mưa - Sông Hồng: Tháng 5 - Sông Gianh: Tháng 8 |
C. Hoạt động luyện tập
1. Hoạt động cá nhân
- Hướng dẫn vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy lưu vực sông Gianh
2. Bài tập trắc nghiệm
Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Cho biết mùa mưa ở sông Gianh (Đồng Tâm) kéo dài tập trung vào các tháng nào?
A. Tháng 6 đến tháng 11.
B. Tháng 8 đến tháng 11.
C. Tháng 9 đến tháng 11.
D. Tháng 10 đến tháng 11.
Câu 2: Sông Hồng đổ nước ra cửa biển nào?
A. Thái Bình
B. Ba Lạt
C. Trà Lí
D. Ba Lạt và cửa Trà Lí
D. Hoạt động vận dụng
- Đọc Tập bản đồ:
- Học bài.
- Về nhà vẽ biểu đồ sông Gianh
- Tìm hiểu đặc điểm đất Việt Nam.
Bài trước: Giáo án Địa Lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam