Giáo án Địa Lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động: thảo luận nhóm: 4 nhóm - Giáo viên treo bản đồ địa lí tự nhiên Viêt Nam, bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam, giới thiệu - Mỗi nhóm thảo luận một nội dung Nội dung thảo luận: (phiếu học tập) Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ. . 1. Nội dung nhóm 1: - Dựa vào bản đồ treo tường. Hãy nêu đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam? Tại sao nước ta có nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc? | 1. Đặc điểm chung - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước |
2. Nội dung nhóm 2: - Dựa vào bản đồ treo tường, em hãy cho biết sông ngòi Việt Nam chảy theo những hướng nào? Vì sao chảy theo hướng đó? Sắp xếp các sông lớn theo hướng vừa kể? | - Hướng chảy: có hai hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. |
3. Nội dung nhóm 3: - Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình. Hãy cho biết Sông ngòi Việt Nam có mấy mùa nước? Tương ứng với mùa nào của khí hậu? Dựa vào bảng 33.1 sách giáo khoa cho biết mùa lũ trên các sông có trùng nhau không? Tại sao? | - Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rêt. |
4. Nội dung nhóm 4: - Dựa vào bản đồ treo tường, tranh ảnh. Em hãy cho biết Sông ngòi nước ta có lượng phù sa như thế nào? Lượng phù sa như thế có những tác động gì tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long? Bước 2: các nhóm thảo luận. Bước 3: đại diện các nhóm trình bày kết quả-> các nhóm khác bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét-> ghi bảng | - Lượng phù sa: hàm lượng phù sa lớn. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động cá nhân: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số ảnh và vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân lần lược trả lời các câu hỏi sau Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi: - Cho biết sông ngòi nước ta có những giá trị kinh tế nào? - Học sinh trả lời-> ý kiến nhận xét của học sinh khác -> Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức-> chốt ý ghi bảng. - Em hãy tìm trên bản đồ và Hình 33.1 các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng năm trên những dòng sông nào? Giáo viên yêu cầu học sinh lên xác định các hồ nước đó trên bản đồ ( chú ý rèn thêm kĩ năng bản đồ cho học sinh) | a. Giá trị của sông ngòi Sông ngòi nước ta có rất nhiều thuận lợi như: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải, du lịch.... |
- Quan sát một số ảnh, sách giáo khoa và vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân em hãy cho biết bên cạnh những thuận lợi trên thì sông ngòi nước ta còn gây ra những khó khăn gì? Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế địa phương em đang sống để làm sáng tỏ nội dung trên. Sau mỗi câu hỏi giáo viên cho học sinh nhận xét, bổ sung kiến thức Bước 3: Giáo viên chuẩn xác kiến thức-> chốt ý-> ghi bảng * Giáo viên chuyển ý sang phần b Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh ô nhiễm sông ngòi nước ta | * Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc, gây ngập úng diện rộng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miên núi và đe dọa tính mạng con người |
Hoạt động theo cặp: Bước 1: chia cặp phân công nhiệm vụ Nội dung thảo luận: - Quan sát hình ảnh và bằng kiến thức hiểu biết của bản thân em hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông? Em biết gì về tình hình ô nhiễm sông ở địa phương em đang sinh sống? - Nêu các biện pháp chống ô nhiễm nước sông Bước 2: Các cặp thảo luận Bước 3: Đại diện các cặp trình bày các cặp khác bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét -> chốt ý -> ghi bảng | b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm *Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp. các khu tập trung đông dân cư - Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. |
*Tích hợp bảo vệ môi trường: Giáo viên đưa ra một vài tình huống nhằm bảo vệ sự trong sạch của dòng sông tại địa phương sau đó yêu cầu học sinh giải quyết các tình huống đó-> Học sinh nào trả lời tốt thì giáo viên tuyên dương và ghi điểm cho học sinh đó nhằm động viên tinh thần học tập bộ môn. | - Các biện pháp cơ bản chống ô nhiễm: + Bảo vệ rừng đầu nguồn. + Xử lý tốt các nguồn rác sinh hoạt, công nghiệp.... + Bảo vệ tốt các nguồn lợi từ sông.... |
A. Sông ngòi Việt Nam | B. Đặc điểm | C |
---|---|---|
1. Mạng lưới 2. Hướng chảy 3. Chế độ nước 4. Lượng phù | A. Theo mùa B. Lớn C. Dày đặc D. Điều hòa Đ. Tây bắc-đông nam và vòng cung |