I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam
- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của ba miền; Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba trạm tiêu biểu là: Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân Việt Nam.
- Biết một số biện pháp phòng chống thiên tai do thời tiết, khí hậu gây ra.
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích bảng số liệu khí hậu.
- Xác định trên bản đồ Việt Nam các miền khí hậu, đường di chuyển của bão.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu về khí hậu.
- Có tinh thần tương thân, tương ái.
4. Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp....
- Năng lực sử dụng bảng số liệu, năng lực sử dụng tranh ảnh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Bảng số liệu 31.1
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ 8.
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Học sinh biết được khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt hằng ngày chịu ảnh hưởng của hai mùa gió
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Tranh hai hình ảnh khí hậu của hai mùa gió đông bắc và tây nam
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp cho học sinh hình ảnh của hai mùa gió đông bắc và tây nam, quan sát ảnh cho biết khí hậu nước ta có những mùa nào?
Bước 2: Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (Thời gian: 13’)
1. Mục tiêu
- Kiến thức
- Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của mùa gió đông bắc
- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của ba miền; Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba trạm tiêu biểu là: Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kỹ năng
- Đọc, phân tích bảng số liệu khí hậu.
- Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu về khí hậu.
- Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp....
- Năng lực sử dụng bảng số liệu
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng bảng số liệu để phân tích, sách giáo khoa… Kỹ thuật học tập hợp tác …
3. Hình thức tổ chức: Cả lớp
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Hoạt động: thảo luận cặp đôi - Quan sát bảng 31.1 sách giáo khoa so sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết: - Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm. - Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm. - Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông. Làm bài tập: Điền vào chỗ chấm các từ thích hợp trong mỗi câu sau: 1. Miền Bắc có mùa đông. ……… (1)………. …. nhưng không thuần nhất. Đầu và cuối mùa là các thời kì chuyển tiếp ngắn: tiết thu……… (2)……và tiết xuân……… (3)…….. 2. Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết.. ……… (4)………… 3. Duyên hải Trung Bộ đông Trường Sơn) có……… (5)……… Câu hỏi: Cho biết tính chất chung của khí hậu, thời tiết nước ta vào mùa đông? Bước 2: các căp đôi làm việc. Bước 3: gọi học sinh trả lời, các học sinh khác bổ sung Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét. | 1. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông) -Hoạt động thịnh hành của gió Đông Bắc + Miền Bắc (từ Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông ẩm ướt + Miền khí hậu phía Nam (từ Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo mùa đông nắng nóng và khô +Vùng duyên hải trung bộ có mưa vào những tháng cuối năm => Tính chất chung: lạnh, khô, ít mưa, thường gây hạn. |
Hoạt động 2: Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) (13’)
1. Mục tiêu:
Học sinh nắm được:
- Kiến thức
- Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của mùa gió tây nam
- Biết một số biện pháp phòng chống thiên tai do thời tiết, khí hậu gây ra (bão, lũ)
- Kỹ năng
- Đọc, phân tích bảng số liệu khí hậu (diễn biến của bão)
- Xác định trên bản đồ Việt Nam đường di chuyển của bão.
- Thái độ
- Có tinh thần tương thân, tương ái.
- Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp....
- Năng lực sử dụng bảng số liệu
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tranh ảnh, …
3. Hình thức tổ chức: cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Hoạt động theo cặp: Bước 1: Các cặp đôi trên cùng bàn làm việc Nội dung: Câu hỏi: Dựa vào nội dung sách giáo nêu những nét đặc trưng cơ bản khí hậu nước ta vào mùa hạ? - Nhiệt độ trung bình? - Lượng mưa trung bình? - Hướng gió chính. - Dạng thời tiết thường gặp Câu hỏi: Dựa vào bảng 31.1 sách giáo khoa cho biết tháng có nhiệt độ cao nhất của 3 trạm khí tượng Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh và nguyên nhân của sự khác biệt đó? Quan sát bảng 32.1 sách giáo khoa cho biết mùa bão của nước ta diễn ra như thế nào? Giáo viên giới thiệu một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu đông. Ở khí hậu ôn hòa, 4 mùa thể hiện rõ rêt, nước ta khí hậu nhiệt đới nên 4 mùa không rõ rệt Bước 2: Các cặp đôi thảo luận Bước 3: Đại diện các cặp trình bày các cặp khác bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét | 2. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) -Hoạt động thịnh hành của gió tây nam + Miền Bắc (từ Bạch Mã trở ra), mùa hạ nóng và mưa nhiều + Miền khí hậu phía Nam (từ Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo có một mùa mưa +Miền Trung gió Tây khô nóng, bão -Nhiệt độ trung bình trên 25 độ. -Dạng thời tiết phổ biến là mưa dông, mưa rào. Mùa hạ thường xảy ra mưa ngâu, bão, gió tây -Mùa bão nước ta từ tháng 6 -11 chậm dần từ Bắc vào Nam gây tai hại lớn về người và của. - Giữa 2 mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp, ngắn và không rõ rệt (xuân, thu). |
Hoạt động 3: Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại (10 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân Việt Nam.
- Biết một số biện pháp phòng chống thiên tai do thời tiết, khí hậu gây ra.
- Kỹ năng
- Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu về khí hậu.
- Có tinh thần tương thân, tương ái.
- Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp....
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: tranh ảnh, ca dao, tục ngữ
3. Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Chia cả lớp thành 2 nhóm: Tổ 1-3: Thuận lợi? Tìm ca dao tục ngữ nói về khí hậu, thời tiết nước ta. Những nông sản nhiệt đới nào của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường? - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. - Gió heo may chẳng mưa dầm thì bão giật. - Mồng chín tháng chín có mưa Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn. Mồng chín tháng chín không mưa Thì con bán cả cày bừa đi buôn. Tổ 2-4: Khó khăn do thời tiết mang lại? Biện pháp khắc phục và phòng tránh Bước 2: các nhóm thảo luận. Bước 3: đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. Bước 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét. | 3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại - Thuận lợi: Cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (Các sản phẩm nông nghiệp da đạng, ngoài trồng cây nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới) - Khó khăn: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét...
|
C. Hoạt động luyện tập
1. Hoạt động cá nhân: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy thay cho các bài tập trắc nghiệm
Các mùa thời tiết và khí hậu nước ta: - Gió mùa đông bắc
- Gió mùa tây nam
- Thuận lợi
- Khó khăn
D. Hoạt động vận dụng
- Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh theo số liệu bảng 31.1
- Tìm hiểu bài đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Bài trước: Giáo án Địa Lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Bài tiếp: Ôn tập