I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Đặc điểm cấu trúc, phân bố các khu vực địa hình: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Biết một số ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế- xã hội.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, Át lát địa lý địa hình Việt nam để mô tả được đặc điểm, sự phân bố và so sánh sự khác biệt của các khu vực địa hình ở nước ta.
- Kỹ năng xác lập mối quan hệ giữa đặc điểm địa hình Việt Nam với các đặc điểm khí hậu và thủy văn.
3. Thái độ
- Không đồng tình với những hoạt động làm thay đổi cấu trúc địa hình theo hướng tiêu cực.
- Biết chia sẻ những khó khăn của đồng bào đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa.
- Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền vùng thềm lục địa.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực hợp tác, năng lực trình bày; ...
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng lược đồ; át lát địa lí, tranh ảnh...
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Lược đồ địa hình Việt Nam, tranh ảnh về các khu vực địa hình.
- Phiếu học tập
2. Học sinh
- Vở ghi, sách giáo khoa, bảng nhóm, Át lát địa lý, tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh về các dạng địa hình Việt Nam.
III. Chuỗi các hoạt động
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng trình bày những đặc điểm chung của địa hình nước ta. Học sinh khác nhận xét bổ sung, giáo viên đánh giá ghi điểm.
3. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các khu vực địa hình của nước ta; từ đó tạo hứng thú muốn hiểu biết về nội dung bài mới.
2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.
3. Phương tiện: Một số tranh ảnh Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm luc địa Việt Nam do giáo viên phân công các nhóm học sinh tự sưu tầm.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên giới thiệu các hình ảnh yêu cầu học sinh nhận biết các hình ảnh thể hiện điều gì về đặc điểm địa hình nước ta?
Bước 2: Học sinh quan sát hình ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Khu vực đồi núi (Thời gian: 13 phút)
1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Đặc điểm cấu trúc, phân bố các khu vực địa hình đồi núi ở nước ta.
b) Kỹ năng
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, Át lát địa lý địa hình Việt nam để mô tả được đặc điểm, sự phân bố và so sánh sự khác biệt của các khu vực địa hình ở nước ta.
c)Thái độ
- Không đồng tình với những hoạt động làm thay đổi cấu trúc địa hình theo hướng tiêu cực biết chia sẽ những khó khăn của đồng bào miền núi.
d) Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, trình bày; ...
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng lược đồ; át lát địa lí,
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, vấn đáp… Kĩ thuật học tập hợp tác.
3. Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ địa hình (Hình 28.1), nội dung sách giáo khoa, atlat địa lý, trình bày vị trí giới hạn và đặc điểm cơ bản của các khu vực đồi núi. + Nhóm 1: Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ. + Nhóm 2: Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ + Nhóm 3: Vùng núi Trường Sơn Bắc + Nhóm 4: Vùng núi Cao nguyên Trường Sơn Nam. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng nhóm. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức, học sinh ghi nội dung vào vở. | 1. Khu vực đồi núi. a. Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn sông Hồng, là vùng đồi núi thấp, nổi bật với những dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. b. Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. c. Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển. d. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: Từ dãy Bạch Mã đến Đông nam Bộ. Là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn, xếp thành từng tầng trên các độ cao khác nhau. |
HOẠT ĐỘNG 2: Khu vực đồng bằng (Thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Nắm được đặc điểm vị trí giới hạn, diện tích, sự hình thành, cấu trúc, phân bố các khu vực đồng bằng ở nước ta.
- Biết được những thuận lợi và khó khăn của các đồng bằng trong phát triển kinh tế- xã hội.
b) Kỹ năng
- Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, Át lát địa lý địa hình Việt nam để mô tả được đặc điểm, sự phân bố và so sánh sự khác biệt của các khu vực đồng bằng ở nước ta.
- Xác lập mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên với sự phát triển kinh tế- xã hội
c)Thái độ
- Ý thức bảo vệ tài nguyên.
d) Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực hợp tác, trình bày; ...
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng lược đồ; át lát địa lí,
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, vấn đáp… Kĩ thuật học tập hợp tác.
3. Hình thức tổ chức: Cặp đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2, kết hợp quan sát các hình 29.2,29.3 hoàn thành các nội dung sau: - Vị trí giới hạn, diện tích, sự hình thành của các đồng bằng. - So sánh địa hình hai vùng đồng bằng Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long. : + Các dạng địa hình. + Độ nghiêng. + Chế độ ngập nước. + Vấn đề cải tạo và sử dụng. - Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung bộ nhỏ hẹp, kém phì nhiêu? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ làm việc với bạn cùng bàn để hoàn thành nội dung. Bước 3: Giáo viên mời 1 số học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét góp ý.. Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. | 2. Khu vực đồng bằng: a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: - Đồng bằng Sông Cửu Long: Diện tích 40.000 km2. Bề mặt thấp, không có đê lớn ngăn lũ, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa lũ. - Đồng bằng sông Hồng: Diện tích 15.000 km2. Có hệ thống đê lớn ngăn lũ vững chắc, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng. 2. Đồng bằng Duyên Hải trung bộ: - Tổng diện tích 15.000 km2, bị đồi núi chia cắt, nhỏ hẹp, kém phì nhiêu. |
HOẠT ĐỘNG 3: Địa hình bờ biển và thềm lục địa (Thời gian: 9 phút)
1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm cấu trúc, phân bố, tiềm năng phát triển kinh tế của vùng bờ biển và thềm lục địa nước ta
b) Kỹ năng
- Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, Át lát địa lý địa hình Việt nam để mô tả được đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa ở nước ta.
- Xác lập mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên vùng bờ biển và thềm lục địa với sự phát triển kinh tế- xã hội.
c)Thái độ
- Ý thức bảo vệ tài nguyên vùng bờ biển và thềm lục địa và bảo vệ chủ quyền biển- đảo.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, vấn đáp…
3. Hình thức tổ chức: Cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3, kết hợp quan sát các hình lược đồ, tranh ảnh sưu tầm để hoàn thành các nội dung sau: - Nêu đặc điểm địa hình bờ biển bồi tụ? bờ biển mài mòn? - Quan sát bờ biển Việt Nam trên bản đồ tự nhiên và cho biết: bờ biển nước ta có mấy dạng chính? - Xác định vị trí điển hình của mỗi dạng bờ biển - Tiềm năng phát triển kinh tế của vùng bờ biển và thềm lục địa ở nước ta. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ làm việc với bạn cùng bàn để hoàn thành nội dung. Bước 3: Giáo viên mời 1 số học sinh trình bày kết quả, các học sinh khác nhận xét góp ý.. Bước 4: Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. | 3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa. - Bờ biển: dài trên 3260 km (từ Móng cái đến Hà Tiên). Có 2 dạng chính: + Bờ biển bồi tụ đồng bằng. + Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo. Giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch. - Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ. |
C. Hoạt động luyện tập
KHU VỰC ĐỊA HÌNH | TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ |
---|
Khu vực đồi núi | |
Khu vực đồng bằng | |
Bờ biển và thềm lục địa | |
Kết quả phiếu học tậpKHU VỰC ĐỊA HÌNH | TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ |
---|
Khu vực đồi núi | .Khai thác khoáng sản, lâm sản, trồng rừng, cây công nghiệp chăn nuôi gia súc lớn. |
Khu vực đồng bằng | Sản xuất lương thực thực phẩm quy mô lớn, công nghiệp, du lịch |
Bờ biển và thềm lục địa | Khai thác khoáng sản, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch. |
D. Hoạt động vận dụng
- Địa phương em đang sinh sống thuộc khu vực địa hình gì? Mô tả các đặc điểm chính về địa hình của địa phương em.
- Vì sao ở các vùng cao nguyên khí hậu quanh năm mát mẻ?
- Giải thích câu ca dao: “Trường Sơn đông nắng, tây mưa... ”
- Tìm hiểu nội dung các bài viết về tiềm năng phát triển kinh tế của các đồng bằng lớn của nước ta.
Bài trước: Giáo án Địa Lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 8 Bài 30: Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam