Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Địa Lí 8 chuẩn > Giáo án Địa Lí 8 Bài 27: Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam

Giáo án Địa Lí 8 Bài 27: Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố cho học sinh các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta.
- Củng cố các kiến thức đã học về tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Nhận xét về sự phân bố khoáng sản ở việt nam.
2. Kĩ năng
- Kỹ năng đọc bản đồ hành chính hoặc Át lát Việt Nam để xác định vị trí các điểm cực, xác định vị trí của tỉnh, thành phố nơi đang sống. Lập bảng thống kê.
- Kỹ năng đọc lược đồ khoáng sản Việt Nam để biết kí hiệu các loại khoáng sản, nơi phân bố của các loại khoáng sản.
3. Thái độ
- Yêu quý và bảo vệ quê hương đất nước.
- Ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản của đất nước.
4. Năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh (mức 1,2)
5. Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh:
- Những cơ sở pháp lý của nhà nước ta để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
- Giới thiệu các mốc chủ quyền chủ yếu trên đất liền và biển, đảo
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bản đồ hành chính và bản đồ khoáng sản Việt Nam
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
III. Chuỗi các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Học sinh nêu được sự hiểu biết về các địa danh Việt Nam qua hình ảnh trong vi deo. Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đất nước Việt Nam, tỉnh, thành phố nơi mình đang sống.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp qua tranh ảnh
3. Hình thức: Cá nhân
4. Phương tiện: Vi deo
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh xem video của bài hát "Vươn cao Việt Nam" ” nêu cầu học sinh nhận biết:
+ Hãy nêu một số địa danh mà em biết qua video vừa xem? Em có cảm nhận gì về đất nước Việt Nam của chúng ta qua các hình ảnh trên?
+ Tỉnh, thành phố em đang sống có xuất hiện trong video không?
Bước 2: Học sinh quan sát tranh để trả lời
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả (Một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét).
Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài: Trong đoạn video vừa xem có rất nhiều địa danh thuộc các tỉnh, thành phố của đất nước Việt Nam xinh đẹp, vậy các em có biết nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố, địa phương em thuộc tỉnh, thành phố nào? Để đất nước ngày càng phồn vinh, tươi đẹp hơn chúng ta cần phải làm gì?..... Giáo viên kết nối vào bài mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1. Xác định vị trí địa phương, vị trí các điểm cực, lập bảng thống kê các tỉnh, thành phố theo mẫu.(20 phút)
1. Mục tiêu:
+ Củng cố các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta.
+ Đọc bản đồ hành chính hoặc Át lát Việt Nam để xác định vị trí các điểm cực, xác định vị trí của tỉnh, thành phố nơi đang sống. Lập bảng thống kê.
+ Biết yêu quý và bảo vệ quê hương đất nước.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: Phương pháp thảo luận cặp đôi, sử dụng tranh ảnh, Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não, kỹ thuật trình bày.
3. Hình thức dạy học: Cá nhân, Cặp đôi
4. Phương tiện: Tranh ảnh.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

1) Xác định vị trí địa phương

Cá nhân:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hành chính Việt Nam Hình 23.2/trang 82 sách giáo khoa kết hợp với lược đồ trên bảng trả lời câu hỏi sau:

+ Xác định vị trí của tỉnh, thành phố mà em đang sống?

- Học sinh lên báo cáo chỉ ra trên bản đồ.

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên chuẩn kiến thức, mở rộng về địa phương nơi đang sống

1. Xác định vị trí địa phương, vị trí các điểm cực, lập bảng thống kê các tỉnh, thành phố.

- Tỉnh đang sống là tỉnh: Quảng Nam thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

2) Xác định vị trí các điểm cực

Căp đôi:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát lược đồ hành chính Việt Nam trao đổi với bạn cùng bàn và trả lời các câu hỏi:

+ Hãy xác định vị trí các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta?

+ Nêu địa danh hành chính, kinh độ vĩ độ của các điểm cực?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

Điểm cựcĐịa danh hành chínhVĩ độKinh độ

Bắc

xã Lủng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

23 độ 23' ’

105 độ 20'Đ’

Nam

xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

8 độ 34' ’

104 độ 40'Đ’

Đông

xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

12 độ 40' ’

109 độ 24'Đ’

Tây

xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

22 độ 22' ’

102 độ 10'Đ’

Giáo viên tích hợp quốc phòng, an ninh:

- Cho học sinh quan sát tranh những hình ảnh sau có ý nghĩa gì? (là cơ sở khẳng định chủ quyền lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam)

Giáo viên: Giới thiệu cụ thể các mốc chủ quyền chủ yếu trên đất liền qua tranh ảnh.

Giáo viên: Biên giới quốc gia là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp, đặc biệt là trong bối cảnh mới hiện nay.

Vì thế ngoài 4 mốc chính, dọc theo biên giới phần đất liền với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia nước ta còn xây dựng nhiều cột mốc khác để khẳng định chủ quyền đất nước, các cột mốc này được các chiến sĩ biên phòng ngày đêm tuần tra và bảo vệ để gìn giữ từng tất đất của quê hương.

Tất cả chúng ta phải xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3) Lập bảng thống kê các tỉnh, thành phố

Nhóm:

Bước 1: Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sát hình 23.2 (Sách giáo khoa) trao đổi và thực hiện phiếu học tập (thời gian: 5 phút): Mỗi nhóm làm một số tỉnh, thành phố theo sự phân công của giáo viên.

Nhóm 1,2: Lập bảng thống kê như trên với các tỉnh, thành phố có biên giới chung với Trung Quốc?

Nhóm 3,4: Lập bảng thống kê như trên với các tỉnh, thành phố có biên giới chung với Lào?

Nhóm 5,6: Lập bảng thống kê như trên với các tỉnh, thành phố có biên giới chung với Cam-pu-chia?

Nhóm 7,8: Nước ta có bao nhiêu tỉnh và thành phố, trong đó có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?

Bước 2: Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của giáo viên, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.

Bước 3: Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Cá nhân: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 24.5, hình 24.6 sách giáo khoa lần lượt trả lời các câu hỏi:

+ Vùng biển nước ta gồm mấy bộ phận?

+ Quẩn đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc các tỉnh, thành phố nào của nước ta?

- Học sinh lên báo cáo

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên chuẩn kiến thức

- Hiện nay nước ta có 63 tỉnh và thành phố. Trong đó có 28 tỉnh và thành phố giáp biển.

Giáo viên tích hợp quốc phòng an ninh:

- Những cơ sở pháp lý của nhà nước ta để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển quốc tế năm 1982.

- Giới thiệu các mốc chủ quyền chủ yếu trên biển, đảo là chiều rộng tính từ Lãnh Hải trở vào vùng Nội Thủy. Ranh giới ngoài của Lãnh Hải là biên giới quốc gia trên biển. Việt Nam có quyền thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ vùng biển và đất liền bên trong Lãnh Hải.

- Giáo viên: Cho học sinh đọc câu danh ngôn sau và trả lời câu hỏi:

"Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước"

” Hồ Chí Minh.

+ Lời dạy của Bác nhắc nhở chúng ta điều gì?

Giáo viên: Chúng ta phải gìn giữ từng tất đất mà cha ông ta đã dày công vun xới trên cơ sở yêu chuộng hòa bình và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Hoạt động 2: Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam.( 13 phút)
1. Mục tiêu:
+ Củng cố các kiến thức đã học về tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Nhận xét về sự phân bố khoáng sản ở việt nam.
+ Đọc lược đồ khoáng sản Việt Nam để biết kí hiệu các loại khoáng sản và nơi phân bố của các loại khoáng sản.
+ Ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản của đất nước.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: Phương pháp vấn đáp, thảo luận, tranh ảnh. Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não, kỹ thuật trình bày.
3. Hình thức dạy học: Nhóm
4. Phương tiện: Tranh ảnh.
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung

Nhóm:

Bước 1: Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sát hình 26.1 (Sách giáo khoa) trao đổi và thực hiện phiếu học tập (thời gian: 5 phút)

Loại khoáng sản

Kí hiệu trên bản đồ (vẽ)

Phân bố các mỏ chính

Nhóm 1,2: Hoàn thành phiếu học tập như trên với các loại khoáng sản: Than, Dầu mỏ, Khí đốt?

Nhóm 3,4: Hoàn thành phiếu học tập như trên với các loại khoáng sản: Bô xít, Sắt, Crôm, thiếc?

Nhóm 5,6: Hoàn thành phiếu học tập như trên với các loại khoáng sản: Ti tan, Apatit, đá quý?

Bước 2: Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của giáo viên, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

* Liên hệ địa phương: Địa phương em có những loại khoáng sản nào? Là một học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở địa phương mình? (Tố cáo, lên án: việc khai thác trái phép khoáng sản, khai thác khoáng sản làm ô nhiễm môi trường.

Tuyên truyền để mọi người hiểu được tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản)

* Giáo viên tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh:

Hầu hết các loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta phân bố tập trung ở vùng núi, biên giới và thềm lục địa, vì thế việc khai thác và bảo vệ tài nguyên này phải gắn liền với bảo vệ an ninh biên giới đất liền và biển, đảo.

2. Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam

(Theo phiếu học tập)

C. Hoạt động luyện tập
1. Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Quần đảo Trường Sa của nước ta thuộc tỉnh
A. Quảng Ngãi B. Bình Thuận C. Khánh Hòa D. Quảng Nam.
Câu 2: Điểm ……. với lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh núi Rồng.
A. cực Bắc B. cực Nam C. cực Tây D. cực Đông
Câu 3. Nước ta hiện nay có bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 62 B. 63 C. 64 D. 65
2)Trò chơi: Hai học sinh lên bảng: (Mỗi cặp đọc - ghi nhanh 3 kí hiệu khoáng sản, cặp sau không được trùng với cặp trước)
3) Nêu trách nhiệm của bản thân trong xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước?
D. Hoạt động vận dụng
- Hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tìm hiểu thêm về tỉnh Quảng Nam
- Tìm hiểu về các dạng địa hình Việt Nam.