I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được sơ lược quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn.
+ Tiền Cambri: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển, phần đất liền chỉ là những mảng nền cổ: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum.....
+ Cổ kiến tạo: Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền. Một số dãy núi lớn được hình thành do các vận động tạo núi, xuất hiện các khố núi đá vôi và các bể than đá lớn (chủ yếu có ở miền Bắc)
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta dược nâng cao, hình thành các cao nguyên badan, các đồng bằng phù sa trẻ, các bể dầu khí, tạo nên diện mạo của lãnh thổ nước ta.
2. Kĩ năng
- Đọc sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam, 1 số đơn vị nền mảng địa chất kiến tạo của từng giai đoạn hình thành lãnh thổ Việt Nam.
3. Thái độ
Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo
- Bảng niên biểu địa chất
2. Học sinh
Chuẩn bị như nội dung dặn dò ở tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động
1. Ổn định
2. Kiểm tra:
1.1) Xác định vị trí, giới hạn các điểm cực phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ? Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ có thuận lợi - khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
1.2) Xác định vị trí vùng biển Việt Nam? Biển nước ta có đặc điểm gì? Biển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng?
3. Bài mới:
: * Khởi động: Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập dần qua các giai đoạn kiến tạo lớn. Xu hướng chung của sự phát triển lãnh thổ là phần đất liền ngày càng mở rộng, ổn định và nâng cao dần. Cảnh quan tự nhiên nước ta từ hoang sơ, đơn diệu đến đa dạng, phong phú như ngày nay
* Hoạt động 1: Nhóm: (25 phút)
Dựa vào thông tin sách giáo khoa + Bảng 25.1 điền tiếp kiến thức vào bảng sau.
- Hai nhóm 1 giai đoạn (6 nhóm)
Giai đoạn | Tiền Cam-bri | Cổ kiến tạo | Tân kiến tạo |
---|
Thời gian | - Cách đây 570 triệu năm | - Cách nay 65 triệu năm | - Cách nay khoảng 25 triệu năm. |
Đặc điểm | - Đại bộ phận Lãnh thổ Việt Nam là biển. - phần đất liền là những mảng nền cổ: Vòm sông chảy, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum. - Các loài sinh vật có rất ít và đơn giản. - Khí quyển ít Oxi. | .Phần lớn lãnh thổ Việt Na, đã trở thành đất liền. Một số mảng nền được hình thành ĐB, TSB, ĐNB, SĐ - Nhiều cuộc vận động tạo núi làm thay đổi hình thể nước ta so với trước - Nhiều cuộc vận động tạo núi làm thay đổi hình thể nước ta so với trước xuất hiện những khối núi đá vôi hùng vĩ và những bể than đá có trữ lượng lớn. - Giới sinh viên phát triển mạnh mẽ: Là thời kì cực thịnh của bò sát, khủng long và cây hạt trần. - Cuối giai đoạn địa hình bị bào mòn, hạ thấp => Những bề mặt san bằng cổ | - Địa hình được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan xi phăng). - Nhiều quá trình tự nhiên xuất hiện và kéo dài cho tới ngày nay: + Địa hình Nâng cao làm sông ngòi, núi non trẻ lại, hoạt động mạnh mẽ. + Hình thành cao nguyên ba dan (Tây Nguyên) và các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng soongg Cửu Long). + Biển Đông mở rộng và tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ - Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ phong phú và hoàn thiện. xuất hiện loài người |
- Mỗi nhóm báo cáo một giai đoạn. - Nhóm khác nhận xét bổ sung - Giáo viên chuẩn kiến thức vào bảng * Hoạt động 2: Cá nhân: (5 phút) Qua kiến thức đã tìm được em có nhận xét gì về lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam? | |
4. Củng cố
1) Sự hình thành các bể than cho biết khí hậu và thực vật ở nước ta vào giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển như thế nào:
- Khí hậu nóng ẩm. mưa nhiều.
- Thực vật phát triển mạnh mẽ, rừng rậm rạp.
2) Em hãy cho biết những trận dộng đất đã xảy ra ở ĐB trong thời gian gần đây?
Chứng tỏ điều gì?
- ĐB năm 2000: mạnh 5,7 độ Richte.
- Chứng tỏ các hoạt động địa chất hình thành lãnh thổ vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay.
5. Hoạt động về nhà
- Trả lời các câu hỏi, bài tập sách giáo khoa/ trang 95.
- Làm bài tập bản đồ thực hành bài 25.
- Nghiên cứu bài 26:
+ Tìm hiểu nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta.
+Vì sao nói nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng?
Bài trước: Giáo án Địa Lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
Bài tiếp: Giáo án Địa Lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam