Giáo án Địa Lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
* Hoạt động 1: Cặp bàn. (10 phút) Dựa vào bảng 23.2 + Hình 23.2 sách giáo khoa hãy: 1) Xác định trên bản đồ vị trí các điểm cực: Bắc, Nam, Đông, Tây và tọa độ địa lí các điểm cực của phần đất liền của nước ta? 2) Xác định từ Bắc đến Nam nước ta dài bao nhiêu vĩ độ? Từ Tây sang Đông nước ta rộng bao nhiêu kinh độ? Diện tích là bao nhiêu? 3) Xác định diện tích vùng biển nước ta và vị trí của 2 quần đảo lớn? 4) Lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy? - Học sinh báo cáo từng câu hỏi - Học sinh khác nhận xét bổ xung. - Giáo viên chuẩn kiến thức. | 1) Vị trí và giới hạn lãnh thổ: a) Phần đất liền: - Các điểm cực: (Bảng 23.2 sách giáo khoa/ trang 84) - Giới hạn: + Từ Bắc -> Nam: Kéo dài > 150 vĩ độ + Từ Tây -> Đông: Rộng 5014/ Kđộ - Diện tích phần đất liền: 331.1212km2 -Thuộc múi giờ só 7 |
* Hoạt động 2: Nhóm (10 phút) Dựa vào hình 23.2 + Sự hiểu biết và thông tin sách giáo khoa hãy: 1) Nêu đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên? 2) Hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí với môi trường tự nhiên? - Học sinh báo cáo. Nhận xét, bổ xung. - Giáo viên chuẩn kiến thức +Vị trí nội chí tuyến => Thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới. + Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa, các luồng sinh vật => Thiên nhiên chịu ảnh hưởng của gió mùa khá rõ rệt. Có hệ thực vật đa dạng, rụng lá theo mùa… + Trung tâm Đông Nam Á là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo: với đường biên giới > 4550km và đường bờ biển > 3260km => tổ chức ven biển, hải đảo, phức tạp, đa dạng… | b) Phần biển: - Diện tích > 1 triệu km2 - Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo lớn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. * Lãnh thổ nước ta nằm trong 2 múi giờ: Múi giờ số 7 và số 8. c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việtn Nam về mặt tự nhiên: -Thuộc khu vực nội chí tuyến -Gần trung tâm Đông Nam Á -Là cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo -Là nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật - Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cúng gặp không ít khó khăn về thiên tai (Bão, lũ lụt, hạn hán) - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế. |
* Hoạt động 3: Nhóm. (15 phút) Dựa vào thông tin sách giáo khoa + Hình 23.2 hãy: - Nhóm lẻ: Nêu đặc điểm phần đất liền 1) Lãnh thổ phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? 2) Đặc điểm hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? - Nhóm chẵn: Nêu đặc điểm phần biển 1) Có nhận xét gì về đặc điểm vùng biển của nước ta? 2) Biển có ý nghĩa gì đối với Quốc Phòng, phát triển kinh tế của nước ta? - Giáo viên chuẩn kiến thức bổ xung: + Làm thiên nhiên nước ta đa dạng có sự khác biệt giữa các vùng miền, ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên Việt Nam. + Đối giao thông vận tải cho phép phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không… + Mặt khác cũng gặp không ít khó khăn do địa hình hẹp ngang, nằm ngay sát biển => dễ bị chia cắt do thiên tai phá hỏng, ách tắc giao thông. + Thực tế ranh giới vùng biển và chủ quyền vùng biển giữa nước ta với các nước khác bao quanh biển đông không rõ ràng, còn nhiều tranh chấp chưa được xác định cụ thể và chưa có sự thống nhất. + Các đảo xa nhất của Việt Nam nằm trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) ra tới Kinh tuyến 117020/Đông và xuống tới 6050/Bắc + Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, bảo vệ, quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật ở đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế. | 2) Đặc điểm lãnh thổ: a) Phần đất liền: - Hình dạng lãnh thổ cong hình chữ S + Kéo dài từ Bắc -> Nam dài 1650km (15 vĩ độ) + Đường bờ biển hình chữ S: dài 3260km + Đường biên giới dài 4550km -> kéo dài, hẹp ngang. b) Phần biển: -Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam Mở rộng về phía đông và đông nam. - Có nhiều đảo và quần đảo. -Biển Đông có ý nghĩa chiến lược cả về phát triển kinh tế và quốc phòng. |