Giáo án Địa Lí 8 Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế. Bước 1. Giáo viên chiếu Hình 13.1: Số dân Đông Á năm 2002 (1.509,7 triệu người). Yêu cầu: + Dân số Đông Á chiếm bao nhiêu % số dân châu Á? (40%) -Chiếm bao nhiêu % số dân thế giới? (24%) +Tên các nước và vùng lãnh thổ Đông Á? Bước 2. Học sinh đọc bảng 13.1 và bảng 13.2 Bước 3. Học sinh trả lời - nhận xét - bổ sung Bước 4. Giáo viên kết luận: - Nền kinh tế các nước Đông Á sau chiến tranh thế giới lần hai và hiện nay khác nhau như thế nào? (sau chiến tranh: kiệt quệ, nghèo khổ... ; nay: phát triển nhanh) + Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhất, nằm trong nhóm G7 (group 7, nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới) +Hàn quốc, Đài Loan, Hồng Công là những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh: nước NIC: công nghiệp mới) +Trung Quốc: đạt nhiều thành tựu lớn trong kinh tế... | 1/ Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á: 1. Dân cư: Đây là khu vực có dân số đông, nhiều hơn dân số của các châu lục khác trên thế giới. |
Bước 1. Giáo viên chiếu bảng 13.2 Hỏi: cho biết tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của 3 nước Đông Á? (xuất khẩu > nhập khẩu). Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất? (Nhật Bản) Bước 2. Học sinh đọc thông tin bảng. Bước 3. Học sinh trả lời- nhận xét- bổ sung Bước 4. Giáo viên kết luận ghi bảng | 2. Đặc điểm phát triển kinh tế: -Phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng cao - Những nước có các nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Giáo viên chia nhóm, giao việc: Nhóm 1 và nhóm 2 tìm hiểu về tình hình phát triển của Nhật Bản theo gợi ý sau: + Tình hình phát triển kinh tế + Các ngành công nghiệp đứng đầu. + Chất lượng cuộc sống Nhóm 3,4 tìm hiểu về tình hình phát triển của Trung Quốc theo gợi ý sau: + Đường lối chính sách kinh tế. + Những thành tựu (nông nghiệp, công nghiệp, tốc độ tăng trưởng) Bước 2. Học sinh đọc thông tin, hoạt động nhóm thảo luận Bước 3. Học sinh: Thảo luận nhóm và trình bày, các nhóm khác góp ý. Bước 4. Giáo viên chuẩn xác kiến thức và kết luận | 2/ Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á: |
Nhật Bản: + Công nghiệp: là ngành mũi nhọn, nhiều ngành đứng đầu thế giới: chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử (chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính, người máy); sản xuất hàng tiêu dùng (đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, tủ lạnh) + Nông nghiệp: năng suất cao + Dịch vụ: phát triển mạnh mẽ + GDP/người: 33.400 USD * Người Nhật Bản có lòng quyết tâm, tinh thần lao động cần cù; có ý thức tiết kiệm, kỉ kuật cao; tổ chức quản lí tốt; đội ngũ cán bộ khoa học đông và có trình độ cao. Học sinh khai thác tranh, hình 13.1 sách giáo khoa, nhận xét? (thành phố cảng, nhà cao tầng hiện đại) | *Nhật Bản + Là nước công nghiệp phát triển cao, tổ chức sản xuất hiện đại, hợp lí và hiệu quả cao, nhiều ngành đứng đầu thế giới. + Chất lượng đời sống cao & ổn định. |
Trung Quốc: +Nông nghiệp: phát triển mạnh mẽ, giải quyết được vấn đề lương thực cho gần 1.3 tỉ người +Công nghiệp: xây dựng nền công nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không … +Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới: lương thực, than, điện năng. | *Trung Quốc: + Là nước có dân số đông nhất thế giới. + Có đường lối chính sách mở cửa, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế phát triển nhanh. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định |