Giáo án Địa Lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1/ Tìm hiểu về số dân, mật độ dân số (10 phút) - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng 11.1 Sách giáo khoa/ trang 38 hãy: 1) Kể tên 2 khu vực đông dân nhất Châu Á? Nam Á đứng thứ mấy? 2) Tính mật độ dân số của từng khu vực (điền bảng)? Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất? Nam Á có mật độ bao nhiêu? - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả hợp tác và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
| I) Dân cư: - Nam Á có số dân đông, mật độ dân số cao nhất trong các khu vực của châu Á. | ||||||||||||||||||||||||
2/ Tìm hiểu về sự phân bố dân cư (Thời gian: 5 phút) - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 11.1 sách giáo khoa hãy 1) Nhận xét về sự phân bố dân cư ở Nam Á? Giải thích sự phân bố đó? (Không đồng đều do: - Tập trung đông ở đồng bằng Ấn Hằng, đồng bằng ven biển chân núi Gát Đông, Gát tây, sườn nam dãy Hymalaya, Vì địa hình đồng bằng, khí hậu mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất sinh hoạt. - Dân thưa ở sâu trong nôi địa, trên sơn nguyên Đê Can, vùng núi, trong hoang mạc, vì nơi này có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn) | - Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa tương đối lớn. | ||||||||||||||||||||||||
2) Dân cư Nam Á theo những đạo giáo nào? - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình Học sinh làm việc, giáo viên phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Giáo viên giới thiệu về đền Tat Ma- han | - Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
---|---|
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào hình 13.1,13.4, bảng 11.2 và nội dung trong sách giáo khoa tìm hiểu các nội dung: ( mỗi tổ 1 nội dung) 1) Cho biết tình hình chính trị khu vực Nam Á có những đặc điểm gì nổi bật? Điều đó ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Nam Á? | II) Đặc điểm kinh tế - xã hội: - Tình hình chính trị- xã hội không ổn định |
2) Quan sát Hình 11.3 và 11.4 sách giáo khoa em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế ở các nước Nam Á (chủ yếu là ngành gì, công cụ sản xuất ra sao? ) | - Phần lớn các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. |
3) Qua bảng 11.2 sách giáo khoa hãy nhận xét về sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Ấn Độ? Sự dịch chuyển đó phản ánh xu thế phát triển kinh tế như thế nào? 4) Nêu đặc điểm kinh tế của Ấn Độ -Bước 2: Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của giáo viên, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời. Bước 3: Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức + Trước kia Nam á có tên chung là Ấn Độ. Là thuộc địa của Anh ~ 200 năm => Chúng gây chia rẽ các dân tộc để dễ bề thống trị. Chính vì vậy tại đây các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đã thường xuyên xảy ra triền miên chưa bao giờ ngừng => Là khó khăn rất lớn tới sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế ở các nước Nam Á. + Kinh tế Ấn Độ dịch chuyển theo hướng công nghiệp hiện đại. + Cuộc cách mạng "xanh": Tiến hành trong trồng trọt làm tăng sản lượng lương thực. + Cuộc cách mạng "trắng": Tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa. | * Ấn Độ: là nước có kinh tế phát triển nhất: + Công nghiệp hiện đại, với nhiều ngành công nghiệp quan trọng và các ngành công nghiệp công nghệ cao, tinh vi, chính xác. + Nông nghiệp: Với 2 cuộc cách mạng "xanh" và "trắng" Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho nhân dân. + Dịch vụ: Đang phát triển |