Giáo án Địa Lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và kích thước của châu lục | ||
- Các em quan sát lược đồ hình 1.1 trang 4 cho biết: Hỏi: Điểm cực bắc và điểm cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên vĩ độ địa lý nào? | Cả lớp quan sát lược đồ Học sinh trả lời: cực bắc nằm trên vĩ tuyến 77044’B và điểm cực nam nắm trên vĩ tuyến 1016’B) | 1/ Tìm hiểu vị tí địa lý và kích thước của châu lục * Vị trí: Nằm ở nửa cầu Bắc, Là một bộ phận của lục địa Á – Âu |
- Giáo viên nói thêm và chỉ trên bản đồ địa lý châu Á, trên quả địa cầu + Cực bắc châu Á là mũi Sê-li-u-xkin. + Cực nam châu Á là mũi Pi-ai. + Cực đông châu Á là mũi Đê-giơ-nep. + Cực tây châu Á là mũi Bala. | Lớp quan sát bản đồ Học sinh trả lời -> học sinh khác nhận xét | |
* Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên châu Á Hỏi: Châu Á giáp với các đại dương và các châu lục nào? Giáo viên nhận xét Hỏi: Chiều dài từ điểm cực bắc đến điểm cực nam, chiều rộng từ bờ tây sang bờ đông nơi rộng nhất là bao nhiêu km? Hỏi: Diện tích châu Á là bao nhiêu và So sánh diện tích châu Á với một số châu lục khác mà em đã học? Hỏi: Vị trí nằm từ vùng cực bắc đến xích đạo, kích thước từ Tây sang đông rộng lớn vậy có ảnh hưởng gì đến việc hình thành khí hậu? | Học sinh trả lời dựa vào hình 1.1 sách giáo khoa Lớp nhận xét - Học sinh nhớ lại kiến thức trả lời -> Học sinh khác nhận xét (khí hậu đa dạng và phức tạp, các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam và từ tây sang đông) | * Giới hạn: Trải rộng từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Bắc: Giáp Bắc Băng Dương - Nam: Giáp Ấn Độ Dương -Tây: Giáp châu Âu, Phi, Địa Trung Hải. - Đông: Giáp Thái Bình Dương * Kích thước: Châu Á là một châu lục có tổng diện tích là lớn nhất thế giới 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình châu Á | ||
Các em quan sát lược đồ hình 1.2 trang 5 hoặc bản đồ tự nhiên châu Á cho biết: Châu Á có những dạng địa hình nào? Hỏi: Tìm, đọc tên và chỉ trên bản đồ các dãy núi chính: Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, An-tai. ( Giáo viên nói thêm núi châu Á là núi cao nhất thế gới, còn được coi là “nóc nhà” của thế gới) Hỏi: Tìm, đọc tên và chỉ trên bản đồ các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đề – can. Hỏi: Tìm và đọc tên, chỉ trên bản đồ các đồng bằng lớn bậc nhất: Tu – ran, lưỡng hà, Ấn – Hằng, Tây Xibia, Hoa bắc, hoa trung | Cả lớp quan sát bản đồ, trả lời -> nhận xét, bổ sung Học sinh trả lời dựa vào bản đồ đọc tên dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng- > Học sinh khác nhận xét | 2/Đặc điểm địa hình & khoáng sản: a. Đặc điểm địa hình: - Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ, nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Tập trung ở trung tâm và rìa lục địa. |
* Giáo viên nhận xét và xác định trên bản đồ tự nhiên châu Á. Hỏi: Xác định hướng các hướng núi chính? Hỏi: Các dãy núi, đồng bằng, sơn nguyên thường tập trung ở đâu? Hỏi: Nhận xét sự phân bố các núi, sơn nguyên, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ? Giáo viên nhận xét | - Học sinh trả lời Học sinh khác nhận xét - Học sinh: Trung tâm, đồng bằng - Học sinh nhận xét Học sinh khác bổ sung | - Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính Đông – Tây hoặc Bắc – Nam. - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ nhau -> địa hình bị chia cắt phức tạp. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khoáng sản châu Á | ||
Hỏi: Dựa vào hình 1.2 sách giáo khoa hoặc bản đồ tự nhiên châu Á cho biết. Hỏi: Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào? Hỏi: Dầu mỏ và khí đốt tập trung ở những khu vực nào? Tại sao? Hỏi: Như vậy ở Việt Nam ta có mỏ dầu không? Hãy kể tên một vài mỏ dầu mà em biết? Giáo viên nhận xét: - (Việt Nam có mỏ dầu như mỏ Bạch Hổ, mỏ Đại Hùng, mỏ Rạng Đông, mỏ Rồng … ở vùng biển Vũng Tàu) Giáo viên gọi học sinh đọc kết luận | Cả lớp quan sát bản đồ tự nhiên châu Á. Học sinh trả lời -> học sinh khác nhận xét - Học sinh trả lời: Tây Nam A, Đông Nam Á -> đây là một trong những điểm nóng của thế giới. - Học sinh liên hệ trả lời Học sinh đọc kết luận | b. Khoáng sản - Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, Crôm và nhiều kim loại màu khác…. * Kết luận (Sách giáo khoa) |