Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Toán 7 VNEN > Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ - trang 69

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ - trang 69

A. Hoạt động khởi động

Quan sát chiếc vé xem phim ở hình dưới đây, trên đó có ghi dòng chữ "Số ghế: H1".

Giải VNEN toán đại 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Chữ in hoa H chỉ số thứ tự của dãy ghế, chữ số 1 bên cạnh chỉ số thứ tự của ghế trong dãy. Cặp gồm một và một số như vậy xác định vị trí ngồi trong rạp của người có tấm vé này.

Giải VNEN toán đại 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta thường dùng hai số. Làm thế nào để có hai số đó?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 trang 69 toán 7 VNEN tập 1

a) Đọc kĩ nội dung sau (Sgk trang 69)

b) Trong các hình vẽ sau đây hình nào là hệ trục tọa độ Oxy?

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 1

Chỉ cho bạn xem trục hoành, trục tung và gốc tọa độ của hệ tọa độ vừa chọn.

Trả lời:

b)

+ Trong các hình vẽ trên, Hình 2 là hệ trục tọa độ Oxy.

+ Trục Ox là trục hoành và trục Oy trục tung.

Câu 2 trang 70

a) Đọc kĩ nội dung sau (Sgk trang 70)

b) Thực hiện các hoạt động sau và chia sẻ với bạn

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 2

Ở hình vẽ trên điểm A có tọa độ là A (-2; 1). Viết tọa độ các điểm B, C trong hình.

Đánh dấu vị trí của các điểm P (3; 1); Q (-2; -2,5); R (-4; 0) trong mặt phẳng tọa độ ở hình trên.

Trả lời:

+ Tọa độ các điểm B, C trong hình trên là: B (2; 2); C (0; -3);

+ Các điểm P, Q, R trong mặt phẳng tọa độ được đánh dấu như hình vẽ dưới đây:

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 3

Câu 3 trang 71

a) Đọc kĩ nội dung sau (Sgk trang 71)

b) Thực hiện các hoạt động sau và chia sẻ với bạn

- Viết tọa độ của gốc O.

- Viết tọa độ của một điểm bất kì trên trục tung.

- Viết tọa độ của một điểm bất kì trên trục hoành.

- Viết tọa độ của một điểm bất kì thuộc góc phần tư thứ III.

Trả lời:

b)

- Tọa độ của gốc O là O (0; 0).

- Tọa độ của một điểm bất kì trên trục tung là M (0; y), y bất kì.

- Tọa độ của một điểm bất kì trên trục hoành là N (x; 0), x bất kì.

- Tọa độ của một điểm bất kì thuộc góc phần tư thứ III là P (x; y) với x < 0; y < 0.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 trang 72

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 4

a) Viết tọa độ của các điểm M, N, P, Q trong hình trên.

b) Em có nhận xét gì về tọa độ của các cặp điểm M và N; P và Q.

Trả lời:

a) Tọa độ của các điểm M, N, P, Q trong hình trên như sau: M (-3; 2); N (2; -3); P (0; -2); Q (-2; 0).

b) Nhận xét về tọa độ của các cặp điểm M và N; P và Q: Tung độ của điểm này là hoành độ của điểm kia.

Câu 2 trang 72. Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 5

Trả lời:

Hệ trục tọa độ Oxy với các điểm A, B,C tương ứng như hình vẽ sau:

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 6

Câu 3 trang 72. Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của hình tam giác PQR trong hình bên.

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 7

+ Tọa độ của các đỉnh của hình chữ nhật ABCD:

A (0,5; 2); B (2; 2) C (2; 0); D (0,5; 0).

+ Tọa độ của các đỉnh của tam giác PQR:

P (-3; 3); Q (-1; 1); R (-3; 1).

Câu 4 trang 72. Chiều cao và tuổi của bốn bạn Hồng, Hoa, Đào, Liên được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ (hình dưới). Hãy cho biết:

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 8

a) Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu?

b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?

c) Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn?

Trả lời:

Từ hệ trục tọa độ chiều cao và độ tuổi trên, ta có nhận xét như sau:

a) Đào là người cao nhất với chiều cao là: 15 dm.

b) Hồng là người ít tuổi nhất là 11 tuổi.

c) Hồng và Liên thì Hồng là người cao hơn (Hồng 14 dm còn Liên 13 dm) nhưng Liên nhiều tuổi hơn Hồng (Liên 14 tuổi, Hồng 11 tuổi)

D. E. Hoạt động vận dụng & Tìm tòi mở rộng

Câu 1 trang 72 (Sgk)

Câu 2 trang 73 (Sgk)

Câu 3 trang 73.

Toán 7 VNEN Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ảnh 9

Quan sát hình vẽ trên:

- Xác định vị trí của chiếc nhẫn, vòng cổ, chiếc đĩa bạc trên mặt phẳng toạn độ Oxy.

- Đánh dấu các điểm rồi xác định tọa độ của chúng.

Trả lời:

Từ hình vẽ ta xác định được tọa độ của chiếc nhẫn, vòng cổ và chiếc đĩa bạc như sau:

Gọi tọa độ của chiếc nhẫn là điểm A, vòng cổ là điểm B, chiếc đĩa bạc là điểm C.

=> Như vậy, tọa độ của các vật lần lượt là: A (4; 2); B (3; 5); C (6; 1).