Trang chủ > Lớp 7 > Giải BT Toán 7 VNEN > Toán 7 VNEN Bài 5: Cộng trừ nhân chia số thập phân - trang 18

Toán 7 VNEN Bài 5: Cộng trừ nhân chia số thập phân - trang 18

A. Hoạt động khởi động

Câu 1 trang 18 toán 7 VNEN tập 1. Tính tổng các số: 1,9; 1,8; -0,4.

Trả lời:

Toán 7 VNEN Bài 5: Cộng trừ nhân chia số thập phân ảnh 1

Câu 2 trang 19.

Tính: (1,9 – 1,8). (-0,4)

Trả lời:

Toán 7 VNEN Bài 5: Cộng trừ nhân chia số thập phân ảnh 2

Câu 3 trang 19.

Tính: (-1,9): 0,4.

Trả lời:

Toán 7 VNEN Bài 5: Cộng trừ nhân chia số thập phân ảnh 3
B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1: (trang 19 toán 7 VNEN tập 1).

a) Chú ý (Sgk trang 19)

b) Ví dụ (Sgk trang 19)

Câu 2 trang 19.

a) Chú ý (Sgk trang 19)

b) Tính:

(-3,2). (-2);

13,1. (-1,2);

12,6: (-4);

(-5): (-2,5).

Lời giải:

b) Tính:

(-3,2). (-2) = 6,4;

13,1. (-1,2) = 15,72;

12,6: (-4) = 3,15;

(-5): (-2,5) = 2.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 trang 19 toán 7 VNEN tập 1. Tính nhanh:

a) 6,5 + 1,2 + 3,5 – 5,2 + 6,5 – 4,8;

b) (-4,3.1,1 + 1,1.4,5): (-0,5: 0,05 + 10,01);

c) (6,7 + 5,66 -3,7 + 4,34). (-76,6.1,2 + 7,66.12)

Trả lời:

a) 6,5 + 1,2 + 3,5 – 5,2 + 6,5 – 4,8

= (6,5 + 3,5) – (5,2 + 4,8) + 6,5 + 1,2 = 7,7;

b) (-4,3.1,1 + 1,1.4,5): (-0,5: 0,05 + 10,01)

= 1,1. (4,5 – 4,3): (-10 + 10,01) = 1,1.0,2: 0,01 = 22;

c) (6,7 + 5,66 - 3,7 + 4,34). (-76,6.1,2 + 7,66.12)

= (6,7 + 5,66 - 3,7 + 4,34). (-7,66.10.1,2 + 7,66.10.1,2)

= (6,7 + 5,66 - 3,7 + 4,34). 0 = 0.

Câu 2 trang 20.

So sánh hai số x, y sau đây:

x = (42 – 4,2.10 + 76: 7,6): (0,01.0,1);

y = (689,7 + 0,3): (7,4: 0,2 -2,2 – 1,5).

Trả lời:

x = (42 – 4,2.10 + 76: 7,6): (0,01.0,1)

= (42 – 42 + 10): 0,001

= 10: 0,001 = 10000;

y = (689,7 + 0,3): (7,4: 0,2 – 2,2 – 1,5)

= 690: (37 – 2,2 – 1,5) = 690: 33,3.

Như vậy: x > y.

Câu 3 trang 20 Tìm x, biết:

a) |0,2. x -3,1| = 6,3;

b) |12,1. x + 12,1.0,1| = 12,1;

c) |0,2. x -3,1| + |0,2. x + 3,1| = 0.

Trả lời:

a) |0,2. x -3,1| = 6,3

Trường hợp 1: 0,2. x -3,1 = 6,3 ⇒ 0,2. x = 6,3 + 3,1

⇒ 0,2. x = 9,4

⇒ x = 47;

Trường hợp 2: 0,2. x -3,1 = -6,3 ⇒ 0,2. x = -6,3 + 3,1

⇒ 0,2. x = -3,2

⇒ x = -16.

b) |12,1. x + 12,1.0,1| = 12,1 ⇒ |12,1. (x + 0,1)|= 12,1;

Trường hợp 1: 12,1. (x + 0,1) = 12,1

⇒ x + 0,1= 1 ⇒ x = 0,9;

Trường hợp 2: 12,1. (x + 0,1) = -12,1

⇒ x + 0,1= -1 ⇒ x = -1,1;

c) |0,2. x -3,1| + |0,2. x + 3,1| = 0.

⇒ |0,2. x - 3,1| = 0 đồng thời |0,2. x + 3,1| = 0

⇒ x = 15,5 và đồng thời x = -15,5.

Điều này là vô lí. Vì vậy, không tồn tại x thỏa mãn phép toán trên.

Câu 4 trang 20: Một thùng đựng 12 chai nước mắm, mỗi chai nặng 0,65kg và vỏ thùng nặng 2,3kg. Hỏi thùng đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Trả lời:

Thùng đó nặng số ki-lô-gam là:

12.0,65 + 2,3 = 7,8 + 2,3 = 10,1 (kg).

Vậy thùng đó nặng 10,1kg.

D. E. Hoạt động vận dụng & Tìm tòi mở rộng

Câu 1 trang 20: Bác Long cần phải gói 21 cái bánh chưng. Biết rằng để gói được một cái bánh cần 0,45kg gạo nếp, 0,17kg đậu xanh và 0,001 muối trộn hạt tiêu. Hỏi để gói đủ số bánh trên bác Long cần bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp, đậu xanh, muối trộn hạt tiêu?

Trả lời:

Số ki-lô-gam gạo nếp bác cần là:

21.0,45 = 9,45 (kg);

Số ki-lô-gam đậu xanh bác cần là:

21.0,17 = 3,57 (kg);

Số ki-lô-gam muối trộn hạt tiêu bác cần là:

21.0,001 = 0,021 (kg).

Câu 2 trang 20

a) Hà sử dụng máy tình cầm tay để tính tổng của các số 22,5; 0,678; 138,4 và 23,1. Hà ước lượng kết quả tính phải là 184 nhưng máy tính lại hiện thị kết quả là 60,118. Hãy cho biết trong khi tính, Hà đã nhấn sai vị trí phím chỉ dấu phẩy của số thập phân nào trong các số thập phân nói trên.

b) Ngọc và ba bạn khác sử dụng máy tính cầm tay để tính 5,24 + 23,87 – 2,092. Họ so sánh thì thấy kết quả bốn người có được là 5,535; 26,19; 27,018 và 74,178. Hãy xác định câu trả lời đúng và chỉ ra từng chỗ sai trong khi sử dụng máy tính với các câu trả lời còn lại.

Trả lời:

a) Đặt A = 22,5 + 0,678 + 138,4 + 23,1

= 184.678;

B = 60,118;

A – B = 124,56.

Như vậy, trong 4 số hạng trên phải có 1 số hạng khi nhấn sai vị trí dấu phẩy đã giảm đi 124,56 đơn vị. Mà trong 4 số hạng trên chỉ có 138,4 trừ được cho 124,56.

⇒ Số hạng viết sai là 138,4 – 124,56 = 13,84.

Thử lại: B = 22,5 + 0,678 + 13,84 + 23,1 = 60,118.

Vậy, khi sử dụng máy tính bỏ túi Hà đã nhấn sai vị trí dấu phẩy của số 138,4.

b) 5,24 + 23,87 – 2,092 = 27,018 là kết quả đúng.

Lỗi sai khi tính được 5,535 là do bấm nhầm vị trí dấu phẩy của số 23,87:

5,24 + 2,387 – 2,092 = 5,535.

Lỗi sai khi tính được 26,19 là do bấm thiếu số 0 của số 2,092:

5,24 + 2,387 – 2,92 = 26,19.

Lỗi sai khi tính được 74,178 là do bấm nhầm vị trí dấu phẩy của số 5,24:

52,4 + 23,87 – 2,092 = 74,178.

Câu 3 trang 20

Em có biết?

a) Các nhà khoa học đã tính được rằng vận tốc của ánh sáng là 299792,33 km/s. Ánh sáng đi từ Mặt Trời đến Trái Đất mất 8 phút 19 giây. Hỏi Mặt Trời cách Trái Đất bao nhiêu ki-lô-mét?

b) Ánh sáng đi từ Mặt Trời đến Sao Thủy – là hành tinh gần Mặt Trời nhất – mất 3 phút 13 giây. Hỏi Sao Thủy cách Mặt Trời bao nhiêu ki-lô-mét?

c) Ánh sáng đi từ Mặt Trời đến Sao Kim – là hành tinh gần Mặt Trời thứ hai – mất 6 phút 1 giây. Hỏi Sao Thủy cách Mặt Trời bao nhiêu ki-lô-mét?

Trả lời:

a) 8 phút 19 giây = 499 giây.

Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là:

449.299792,33 = 149596372,7 (km).

b) 3 phút 13 giây = 193 giây.

Khoảng cách từ Mặt Trời đến Sao Thủy là:

193.299792,33 = 57859919,69 (km).

c) 6 phút 1 giây = 361 giây.

Khoảng cách từ Mặt Trời đến Sao Kim là:

361.299792,33 = 108225031,1 (km)