Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Hóa học 11 nâng cao > Bài 58: Anđehit và xeton - Giải BT Hóa học 11 nâng cao

Bài 58: Anđehit và xeton - Giải BT Hóa học 11 nâng cao

Bài 58: Anđehit và xeton

Bài 1 (trang 242 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “liên kết đôi C=O gồm … (1)… và … (2)…C và O đề ở trạng thái … (3)…, O có … (4)…, lớn hơn nên hút, … (5)… về phía mình làm cho … (6)… trở thành … (7)…: O mang điện tích … (8)…, C mang điện tích, … (9)…”

A. liên kết

B. electron

C. liên kết σ

D. phân cực

E. liên kết π

G. δ+

H. độ âm điện

I. δ

K. lai hóa Sp2

Bài giải:

Liên kết C=O gồm liên kết σ và liên kết π. C và O đều ở trạng thái lai hóa sp2, O có độ âm điện lớn hơn nêu hút electron về phía mình làm cho liên kết C=O trở nên phân cực, O mang điện tích δ- còn C mang điện tích δ+.

Bài 2 (trang 243 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy lập công thức chung cho dãy đồng đẳng của anđehit fomic và cho dãy đồng đẳng của axeton.

Bài giải:

Dãy đồng đẳng của anđêhit fomic (anđêhit no đơn chức):

CnH2n+1CHO hay CmH2mO (n≥0; m≥2)

Dãy đồng đẳng của axeton:

CmH2m+1COCmH2m+1 hoặc CkH2kO (n, m≥k≥3)

Bài 3 (trang 243 sgk Hóa 11 nâng cao): Gọi tên thông thường và tên thay thế các anđehit và xeton sau:

a) CH3 CHO

b) CH3 CH (Cl)CHO

c) (CH3)2 CHCHO

d) CH2=CH-CHO

e) trans-CH3 CH=CHCHO

g) CH3 COC2H5

h) p-CH3 C6H4 CHO

i) Cl3CCHO

k) CH2=CHCOCH3

Bài giải:


Bài 4 (trang 243 sgk Hóa 11 nâng cao): Viết công thức cấu tạo các hợp chất sau:

a) fomanđehit

b) benzanđehit

c) axeton

d) 2-metylbutanal

e) but -2-en-1-al

g) axetophenon

h) Etyl vinyl xeton

i) 3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)

Bài giải:
Tên gọiCông thức cấu tạo
fomanđehit HCHO
benzanđehitC6H5-CHO
axetonCH3-CO-CH3
2-metylbutanalCH3 CH2 CH (CH3)CHO
but -2-en-1-alCH3-CH=CH-CH=O
axetophenonCH3-CO-C6H5
Etyl vinyl xetonCH3 CH2-CO-CH=CH2
3-phenyl prop-2-en-1-al (có trong tinh dầu quế)C6H5-CH=CH-CHO

Bài 5 (trang 243 sgk Hóa 11 nâng cao): a) Công thức phân tử CnH2nO có thể thuộc những loại hợp chất nào, cho ví dụ đối với C3 H6O.

b) Viết công thức cấu tạo các anđehit và xeton đồng phân có công thức phân tử C5H10O.

Bài giải:

a) Công thức phân tử CnH2nO có thể thuộc andehit, xeton, ancol không no, ete không no, ancol vòng, ete vòng

VD với C3H6O

- Andehit: CH3CH2CHO

- Xeton: CH3COCH3

- Ancol không no: CH2=CHCH2OH

- Ete không no: CH2CHOCH3

b) CH3-CH2-CH2-CH2-CHO: pentanal

CH3-CH (CH3)-CH2-CHO: 3-metyl butanal

CH3-CH2-CH (CH3)CHO: 2-metyl butanal

(CH3)3CHO: 2,2 – đimetyl propanal

CH3-CH2-CH2-CO-CH3: pentan-2-on

CH3-CH2-CO-CH2-CH3: pentan-3-on

CH3-CH (CH3)CO-CH3: 3-metyl butan-2-on

Bài 6 (trang 243 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy giải thích vì sao:

a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC).

b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).

Bài giải:

a) propan -2-ol tạo được liên kết hidro liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao.

Propanal không tạo được liên kết hidro liên phân tử nhưng do sự phân cực liên kết CO nên có nhiệt độ sôi trung bình.

2-metylpropen không tạo được liên kết hidro liên phân tử, không phân cực nên có nhiệt độ sôi thấp nhất.

b) anđêhit fomic (HCHO) tan tốt hơn so với etan CH3-CH3 vì HCHO tạo được liên kết hidro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.

Bài 7 (trang 243 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy nêu dẫn chứng (có viết phương trình hóa học của phản ứng) chứng tỏ:

a) anđêhit và xeton đều là những hợp chất không no.

b) anđêhit dễ bị oxi hóa, còn xeton thì khí bị oxi hóa.

c) fomanđehit có phản ứng cộng HOH.

Bài giải:

a) anđêhit, xeton đều là những hợp chất không no.

CH3-CHO + H2→ CH3-CH2 OH

CH3-CO-CH3 + H2→ CH3-CHOH-CH3

b) anđêhit dễ bị oxi hóa, xeton khó bị oxi hóa.

CH3-CHO + Br2 + H2 O→ CH3-COOH + 2HBr

c) HCHO có phản ứng cộng H2 O.

HCHO + H2 O ↔ CH2 (OH)2 (không bền)

Bài 8 (trang 243 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy điền chứ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:

a) anđêhit là chất khử yếu hơn xeton. []

b) anđêhit no không tham gia phản ứng cộng. []

c) anđêhit no là hơp chất mà nhóm –CHO đính với gốc hidrocacbon no hoặc H. []

d) công thức phân tử chung của các anđêhit no là CnH2nO. []

e) anđêhit không phả ứng với nước. []

Bài giải:

a) S

b) S

c) Đ

d) S

e) S

Bài 9 (trang 243 sgk Hóa 11 nâng cao): Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo các sơ đồ sau:


Bài giải:

a) CO2 + 2H2 → CH3OH (A)

2CH3OH + O2 → 2HCHO + 2H2O (B)

HCHO + 2 [Ag (NH3)2]OH → HCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Hoặc HCHO + 4 [Ag (NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O

b) 2CH2=CH2 + O2 → 2CH3-CHO (C)

CH3-CHO + HCN → CH3-CH (OH)-CN (D)

c) C6H5-CH=CH2 + H2O → C6H5-CH (OH)-CH3 (E)

C6H5-CH (OH)-CH3 + CuO → C6H5-CO-CH3 + Cu + H2O (G)

C6H5-CO-CH3 + Br2 → C6H5-CO-CH2Br + HBr (H)

Bài 10 (trang 245 sgk Hóa 11 nâng cao): Oxi hóa 4,6 gam hỗn hợp chứa cùng số mol của hai ancol đơn chức, thành anđêhit thì dùng hết 7,95 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđêhit thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo hai ancol đó. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài giải:

nCuO = 7,95/80 = 0,1 (mol); nAg = 32,4/108 = 0,3 (mol)

Do ancol đơn chức ⇒ tổng số mol 2 ancol = tổng số mol CuO

Vì nAg > 2nancol ⇒ trong hỗn hợp có CH3OH (tạo ra HCHO phản ứng cho lượng Ag gấp đôi các andehit đơn chức khác)

nCH3OH = nRCH2OH = 0,1: 2 = 0,05 mol

PTHH:

CH3OH + CuO → HCHO + Cu + H2O

RCH2OH + CuO → RCHO + Cu + H2O

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → 4NH4NO3 + (NH4)2CO3 + 4Ag

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2NH4NO3 + (NH4)2CO3 + 2Ag

mhh ancol = 32.0,05 + (R + 31).0,05 = 4,6 ⇒ R=29 (-C2H5)

Hỗn hợp 2 ancol gồm: CH3OH và CH3CH2CH2OH