Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Hóa học 11 nâng cao > Bài 42: Khái niệm về tecpen - Giải BT Hóa học 11 nâng cao

Bài 42: Khái niệm về tecpen - Giải BT Hóa học 11 nâng cao

Bài 42: Khái niệm về tecpen

Bài 1 (trang 173 sgk Hóa 11 nâng cao):

a) Tecpen là gì?

b) Tecpen có ở những nguồn thiên nhiên nào?

Bài giải:

a) Tecpen là tên gọi của nhóm hidrocacbon không no có công thức chung là (C5H8)_n

b) Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc.

Bài 2 (trang 173 sgk Hóa 11 nâng cao): Phân tử tecpen có thể có cấu tạo mạch hở hay mạch vòng nhưng dường như do isoprene (iso-C5H8) kết hợp với nhau theo kiểu “đầu nối với đuôi”. Tức là có thể phân chia phân tử tecpen thành những mắt xích có cấu tạo giống như bộ khung cacbon và limonene (công thức cho ở bài học).

Bài giải:

Giải bài 2 trang 173 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1

Bài 3 (trang 173 sgk Hóa 11 nâng cao): Em có thể dự đoán xem oximen và limonene trong điều kiện thường ở trạng tháu khí, lỏng, hay rắn? Tính tan của chúng như thế nào? Làm thế nào để tách lấy chúng từ thực vật.

Bài giải:

Phân tử oximen và limonene đều có 10 nguyên tử C, nên ở điều kiện thường chúng ở trạng thái lỏng, ít tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ. Để tác chúng có thể dùng phương pháp chưng cât.

Bài 4 (trang 173 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:

a) Tecpen là sản phẩm trùng hợp với isoprene. []

b) Tinh dầu thảo mộc là hỗn hợp các tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng. []

c) Trong tinh dầu thảo mộc có nhiều tecpen và dẫn xuất chứa oxi của chúng. []

d) Trong kẹo cao su bạc hà có trộn tinh dầu bạc hà. []

e) Trong kẹo cao su bạc hà có mentol và menton. []

f) Trong kem đánh rang mùi bạc hà màu xanh, có trộng lá bạc hà nghiền nhỏ. []

g) Nước hoa là dung dịch tinh dầu thơn tách từ hoa quả thực vật. []

h) Nược hoa là dung dịch có chứa các chất thơm thiên nhiên hoặc tổng hợp và các chất phụ trợ khác. []

i) Dầu gió chế từ tinh dầu thảo mộc. []

Bài giải:

a) S

b) S

c) Đ

d) Đ

e) Đ

f) S

g) S

h) Đ

i) Đ

Bài 5 (trang 174 sgk Hóa 11 nâng cao): Viết các phương trình hóa học của phản ứng sau:

a) Oximen + H2 (dư) →

b) Oximen + Br2(dư) →

c)Xitronelon + Na →

d) Xitronelol + Br2

Bài giải:

a)

Giải bài 5 trang 174 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1

b)

Giải bài 5 trang 174 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 2

c)

Giải bài 5 trang 174 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 3

d)

Giải bài 5 trang 174 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 4

Bài 6 (trang 174 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy quan sát kĩ hình 6.8 và nói rõ cách hoạt động của thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nược và tác dụng của các bộ phận trong thiết bị đó.

Bài giải:

Giải bài 6 trang 174 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1

Quan sát hình vẽ:

- Cách hoạt động của các thiết bị chưng cất:

Hơi nước từ bình cấp hơi nước (bình 1) sục qua bình chứa nguyên liệu chưng cất (bình 2) kéo theo nguyên liệu cần chưng cất (tinh dầu, tecpen, …).

Hỗn hợp hơi nước và nguyên liêu cần chưng cất được ngưng tụ khi qua ống sinh hàn rồi được chứa trong bình tam giác.

Do nguyên liệu chưng cất ít tan trong nước nên sản phẩm ngưng tụ được tách thành 2 lớp, lớp trên là nguyên liệu chưng cất, lớp dưới là nước. Muốn thu được phần nguyên liệu tinh khiết cần chưng cất ta dùng phương pháp chiết.

- Tác dụng của các bộ phận trong thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước:

+ Bình cấp hơi nước: Cung cấp hơi nước và cung cấp nhiệt

+ Bình chứa nguyên liệu chưng cất: Chứa nguyên liệu chưng cất, khi hơi nước sục qua sẽ hấp thụ nguyên liệu chưng cất và kép theo sang ống sinh hàn

+ Ống sinh hàn: Hạ thấp nhiệt độ để hơi nước và nguyên liệu chưng cất ngưng tụ.

+ Bình chứa sản phẩm chưng cất: Chứa hỗn hợp sản phẩm, chiết tách sẽ được nguyên liệu chưng cất.