Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Hóa học 11 nâng cao > Bài 30: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ - Giải BT Hóa học 11 nâng cao

Bài 30: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ - Giải BT Hóa học 11 nâng cao

Bài 30: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 1 (trang 128 sgk Hóa 11 nâng cao):

a) Liên kết cộng hóa trị là gì?

b) Hãy cho biết mối liên quan giữa số cặp electron dùng chung mỗi nguyên tử các nguyên tố c O, H, Cl với số electron hóa trị của chúng trong phân tử hữu cơ. Giải thích.

Bài giải:

a) Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron.

b) Số cặp electron dùng chung của mỗi nguyên tử các nguyên tố C, H, O, Cl bằng số electron hóa trị của chúng trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Bài 2 (trang 128 sgk Hóa 11 nâng cao): Dựa vào cấu tạo và tính chất của nguyên tử, hãy giải thích vì sao:

a) Cacbon chủ yếu tạo thành liên kết cộng hóa trị chứ không phải liên kết ion.

b) Cacbon có hóa trị IV trong các hợp chất hữu cơ.

Bài giải:

a) Độ âm điện của C là 2,5 ở mức trung bình ⇒ hiệu độ âm điện của C với các nguyên tố khác hầu hết không chênh lệch quá 1.7 vì vậy C tạo liên kết cộng hóa trị.

b) C có 4 electron ngoài cùng, cả 4 electron có khả năng tham gia tạo thành liên kết hóa học. Vì vậy C thường có hóa trị IV trong hợp chất hữu cơ.

Bài 3 (trang 128 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: CH3Cl, CH4O, CH2O, CH5N

Bài giải:

Giải bài 3 trang 128 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1

Bài 4 (trang 129 sgk Hóa 11 nâng cao):

a) Liên kết đơn là gì, liên kết bội là gì?

b) Khi etilen cộng với brom thì liên kết σ hay liên kết π của phá vỡ, vì sao?

c) Hãy viết công thức cấu tạo khai triển và công thức thu gọn nhất của các hợp chất sau: C3H_6; CH3CHO, CH3COOC2H5;CH3CN biết rằng trong phân tử của chúng đều có liên kết bội.

Bài giải:

a)

- Liên kết đơn là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một cặp electron góp chung. Liên kết này được biểu thị bằng một gạch nối.

- Liên kết bội là lên kết được hình thành giữa hai hoặc 3 cặp electron góp chung. Liên kết này được biểu thị bằng hai hoặc 3 gạch nối.

b) Khi etilen CH2=CH2 cộng với brom thì liên kết π bị phá vỡi vì liên kết π kém bền hơn liên kết σ CH2=CH2+Br2→ CH2Br-CH2Br

c)

Bài 30: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ - Giải BT Hóa học 11 nâng cao hình ảnh 0

Bài 5 (trang 129 sgk Hóa 11 nâng cao):

a) Chất đồng đẳng là gi?

b) Hãy viết công thức phân tử của một vài hợp chất đồng đẳng của C2H2 và công thức tổng quát cho cả dãy đồng đẳng đó.

Bài giải:

a) Những hợp chất có thành phần phân tử lớn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2, nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là chất đồng đẳng.

b) Đồng đẳng của C2H2;C3H4;C4H6;C5H8,…C2nH2n-2: ankin

Bài 6 (trang 129 sgk Hóa 11 nâng cao):

a) Chất đồng phân là gì?

b) Dùng sơ đồ phân loại đồng phân cấu tạo ở mục III. 2, hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với mỗi công thức phân tử sau: C4H9Cl, C4H8.

c) Trong số các đồng phân cấu tạo C4H8 cấu tạo nào có đồng phân lập thể? Hãy viết công thức lập thể của chúng.

Bài giải:

a) Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những đồng phân của nhau.

b)

- Các đồng phân ứng với công thức C4H9Cl là:

Giải bài 6 trang 129 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1

- Các đồng phân ứng với công thức C4H8 là:

Giải bài 6 trang 129 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 2

c) CH3-CH=CH-CH3 có đồng phân lập thể:

Giải bài 6 trang 129 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 3

Bài 7 (trang 129 sgk Hóa 11 nâng cao):

a) Hãy viết công thức phối cảnh của metennol (CH3OH) và của clorofom (CHCl3).

b) Hãy viết công thức phối cảnh của etan và etanol.

Bài giải:

a) Công thức phối cảnh của CH3OH và CHCl3 là:

Giải bài 7 trang 129 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1

b) Công thức phối cảnh của etan (C2H6)và etanol (C2H5OH) là:

Giải bài 7 trang 129 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 2

Bài 8 (trang 129 sgk Hóa 11 nâng cao): Những công thức nào sau đây biểu diễn một hợp chất? Hãy dùng công thức lập thể để minh họa cho ý kiến của mình.

Giải bài 8 trang 129 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1

Bài giải:

(a) và (b) cùng 1 chất

(c) và (d) cùng 1 chất

(e) và (h) cung một chất

(g) và (l) cùng một chất

Bài 9 (trang 129 sgk Hóa 11 nâng cao): Hãy vẽ mô hình rỗng các phân tử mà công thức phối cảnh của chúng được trình bày ở hình 4.9

Bài giải:

Mô hình rỗng tương ứng với 2 công thức phối cảnh đó là:

Giải bài 9 trang 129 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1

Bài 10 (trang 129 sgk Hóa 11 nâng cao): Câu nào dưới đây phản ánh đúng khái niệm về đồng phân.

A. Những hợp chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau, gọi là nhưng đồng phân.

B. Những hợp chất có cùng phân khối nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau, gọi là nhưng đồng phân.

C. Những hợp chất khác nhau nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau, gọi là nhưng đồng phân.

Bài giải:

Đáp án A không đúng.

Ví dụ: HCOOH và CH3CH2OH có cùng phân tử khối là 46 đvC nhưng không phải đồng phân vì công thức phân tử của chúng khác nhau.

Đáp án đúng là: B. C. D