Trang chủ > Lớp 11 > Giải BT Hóa học 11 nâng cao > Bài 27: Phân tích nguyên tố - Giải BT Hóa học 11 nâng cao

Bài 27: Phân tích nguyên tố - Giải BT Hóa học 11 nâng cao

Bài 27: Phân tích nguyên tố

Bài 1 (trang 113 sgk Hóa 11 nâng cao): Phân tích định tính và định lượng C, H trong hợp chất hữu cơ giống nhau khác nhau như thế nào?

Bài giải:

Giống nhau: Chuyển hợp chất hữu cơ thành hợp chất hữu cơ đơn giản.

Khác nhau:

- Phân tích định tính: Xác định sự có mặt của C và H qua sản phẩm CO2 và H2O

- Phân tích định lượng: Xác định hàm lượng của C và H qua sản phẩm CO2 và H2O.

Bài 2 (trang 113 sgk Hóa 11 nâng cao): Em hãy đề nghị:

a) Cách nhận biết H2O, CO2 khác với ở hình 4.5

b) Cách định tính halogen khác với ở hình 4.6

c) Chất hấp thụ định lượng H2O và CO2

Bài giải:

a)

- Nhận biết H2O: Phương pháp định lượng: dùng bình chứa P2O5 với khối lượng biết trước, hấp thụ sản phẩm cháy rồi cân lại, khối lượng bình chứa P2O5 tăng lên chính bằng khối lượng H2O.

Hoặc làm lạnh sản phẩm cháy sẽ thấy hơi nước ngưng tụ.

- Nhận biết CO2: Dẫn sản phẩm cháy qua ống nghiệm chứa dung dịch Ba (OH)2, thấy xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ có CO2.

CO2 + Ba (OH)2 → BaCO3↓ + H2O

b) Nhận biết halogen: Phân hủy hợp chất hữu cơ để chuyển halogen thành HX, sau đó dùng dung dịch Pb (NO3)2 để nhận biết HX, thấy xuất hiện kết tủa trắng AgX (X = Cl, Br)

Pb (NO3)2 + 2HX → PbX2 + HNO3

c) Sử dụng chất hấp thụ định lượng H2O và CO2 là: P2O5 và KOH

- Dẫn sản phẩm cháy qua bình chứa P2O5, khối lượng bình chứa P2O5 tăng lên chính là khối lượng H2O.

- Dẫn phần còn lại qua bình chứa KOH, khối lượng bình tăng lên chính là khối lượng CO2.

Bài 3 (trang 113 sgk Hóa 11 nâng cao):

a) Để nhận biết khí ammoniac sinh ra khi định tính nitơ như trình bày trong bài học nên ta dùng cách nào sau đây?

A. Ngửi

B. Dùng Ag2O

C. Dùng giấy quỳ tím tẩm ướt

D. Dùng phenolphthalein.

b) Dấu hiệu nào dưới đây khẳng định kết tủa bám trên thành phễu ở hình 4.6 là AgCl.

A. Đốt không cháy

B. Không tan trong nước.

C. Không tan trong dung dịch H2SO4

D. Không tan trong dung dịch HNO3

Bài giải:

a) Đáp án đúng là: C.

b) Đáp án đúng là: D.

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

Bài 4 (trang 113 sgk Hóa 11 nâng cao): Nếu lấy một sợi dây gạt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuộm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuộm màu xanh lá mạ. hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.

Bài giải:

Theo sách hương dẫn giáo viên: màu xanh lá mạ là so CuCl2 phân tán vào ngọn lửa. sự hình thành CuCl2 được giải thích như sau:

- PVC cháy tạo HCl

- Cu bị đốt sinh ra CuO

- Tương tác giữa HCl và CuO tạo ra CuCl2: CuO+2HCl→ CuCl2+H2O

Tuy nhiên ở đây dây đồng đã gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi trên ngọn lửa đèn cồn PVC có còn đâu mà cháy tạo ra HCl.

Bài 5 (trang 114 sgk Hóa 11 nâng cao): Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH cũng tăng thêm 10,56 mg. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.

Bài giải:

Giải bài 5 trang 114 SGK Hóa 11 nâng cao ảnh 1