Bài 1: Sự điện li - Giải BT Hóa học 11 nâng cao
ng 7 sgk Hóa 11 nâng cao): Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Lấy một số thí dụ về chất điện li và chất không điện li.
Bài giải:- Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li.
- Những chất khi tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.
- Ví dụ:
+ Chất điện li: HCl, NaOH, HBr…
+ Chất không điện li: rượu etylic, đường, glixerol..
Bài 2 (trang 7 sgk Hóa 11 nâng cao): Các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện được là do những nguyên nhân gì?
Bài giải:Các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện được là do axit, bazơ và muối khi hòa tan trong nước phân li ra các ion âm và dương nên dung dịch của chúng dẫn điện.
Bài 3 (trang 7 sgk Hóa 11 nâng cao): Trong số các chất sau, những chất nào là chất điện li?
H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCI3, Ca (OH)2, HF, C6H6, NaClO.
Bài giải:Trong những chất trên, những chất điện li là: H2S, H2SO3, NaHCl3, Ca (OH)2, HF, NaClO.
Bài 4 (trang 7 sgk Hóa 11 nâng cao): Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan.
B. KOH nóng chảy
C. MgCl2 nóng chảy.
D. HI trong dung môi nước.
Bài giải:Chọn đáp án: A.
Giải thích: KCl rắn, khan không dẫn điện được vì KCl rắn khan không phân li thành ion nên không dẫn điện được.
Bài 5 (trang 7 sgk Hóa 11 nâng cao): Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2
B. HClO3
C. C6H12O6 (glucozơ).
D. Ba (OH)2
Bài giải:Đáp án đúng là: C.
Giải thích: Chất không phân li ra ion khi hòa tan trong nước là glucozơ (C6H12O6).
Bài 6 (trang 7 sgk Hóa 11 nâng cao): Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen).
B. CH3COONa trong nước.
C. Ca (OH)2 trong nước.
D. NaHSO4 trong nước.
Bài giải:Đáp án đúng là: A.
Giải thích: HCl trong C6H6 (benzen) không dẫn điện được. Vì HCl tan trong benzen nhưng không điện li ra H+ và Cl-.
Bài 7 (trang 7 sgk Hóa 11 nâng cao): Với chất điện li là hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị có cực thì cơ chế của quá trình điện li như thế nào?
Bài giải:- Đối với các hợp chất ion khi cho vào nước các ion dương, ion âm trên bề mặt tinh thể bị hút về chúng các phân tử nước (cation hút đầu âm và anion hút đầu dương), làm cho lực hút giữa cation và anion yếu đi đến một giai đoạn nào đó, chúng tách ra khỏi tinh thể thành ion phân tán vào nước.
⇒ Hợp chất ion tan dần. Trong dung dịch các ion này chuyển động tự do.
⇒ Dung dịch dẫn điện.
- Đối với các hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực khi tan trong nước do sự tương tác giữa các phân tử nước với các phân tử của hợp chất này (những cực ngược dấu hút lần nhau) dẫn đến sự điện li của các phân tử có liên kết cộng hóa trị thành các ion dương và ion âm. Trong dung dịch các ion này chuyển động tự do ⇒ Dung dịch dẫn điện.
Bài tiếp: Bài 2: Phân loại các chất điện li