Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội

Soạn bài: Viết bài làm văn số 1 - Nghị luận xã hội

Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người.

Lập dàn ý:

I. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận “Tình thương là hạnh phúc của con người”

II. Thân bài

1. Giải thích vấn đề

- Tình thương: sự yêu thương, đùm bọc, che chở, quan tâm giữa người với người, là sự gắn bó với quê hương, đất nước.

- Hạnh phúc: là niềm vui vẻ, sung sướng.

→ Câu nói nhấn mạnh vai trò quan trọng của tình yêu thương đối với mỗi con người, nó giúp con người sống vui vẻ, ý nghĩa hơn.

2. Phân tích, chứng minh

- Những biểu hiện của tình yêu thương:

+ Yêu thiên nhiên, yêu vạn vật xung quanh

+ Yêu thương mọi người, biết chung tay giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn

+ Quan tâm, chăm sóc những người xung quanh

- Ý nghĩa của tình yêu thương:

+ Đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính mình và những người xung quanh

+ Bản thân cảm thấy thoải mái hơn, hạnh phúc hơn khi làm được một việc tốt và sẽ nhận được sự giúp đỡ của người khác khi bản thân gặp hoạn nạn.

+ Cuộc sống trở nên tốt đẹp, văn minh, vui vẻ và ý nghĩa hơn

- Bình luận vấn đề

+ Ngợi ca, khâm phục và noi theo những người biết san sẻ tình yêu thương với những người xung quanh, cho đi không đòi hỏi nhận lại.

+ Bên cạnh đó cũng cần phê phán, lên án những người sống vô tâm, ích kỉ, chỉ biết mỗi mình mình,...

3. Bài học cho bản thân

- Nhận thấy giá trị, ý nghĩa của tình yêu thương

- Biến yêu thương thành hành động

III. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận

Đề 2: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở hành động

I. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở hành động”

II. Thân bài

1. Giải thích vấn đề

- Đức hạnh: là phẩm chất đạo đức, tình cảm cao đẹp của con người

- Hành động: là những việc làm cụ thể, thiết thực, có mục đích và có ý nghĩa.

→ Ý nghĩa của câu nói trên là: hành động cụ thể là minh chứng cho phẩm chất, tình cảm tốt đẹp ở mỗi người. Đồng thời, tình cảm cao đẹp là gốc rễ, là cội nguồn của những hành động ý nghĩa, thiết thực.

2. Phân tích, chứng minh

- Mọi phẩm chất tốt đẹp của con người phải được thể hiện bằng hành động thì mới có ý nghĩa. Nếu phẩm chất tốt đẹp, tình cảm cao quý chỉ ở lời nói thì không có giá trị.

- Đức hạnh, phẩm chất tốt đẹp là nơi sinh ra những hành động có ý nghĩa, chỉ khi con người ta biết yêu thương thì mới có thể biến nó thành hành động.

- Tuy nhiên:

+ Những phẩm chất tốt đẹp không phải chỉ ở những hành động lớn lao mà nó ở ngay trong những hành động nhỏ bé, bình dị ở thực tại cuộc sống. Đôi khi đó chỉ là ánh mắt yêu thương, trìu mến hay cái nắm tay ủng hộ, ...

+ Cần xem xét trước mọi hành động để đánh giá con người. Đôi khi, có những hành động nhìn bề ngoài là tốt nhưng sâu bên trong lại mang bản chất xấu xa, chứa những âm mưu không tốt.

+ Bên cạnh những người có đạo đức tốt vẫn còn có những người chỉ biết nói suông, không đáng được tin tưởng, thực chất những điều họ nói chỉ là sáo rỗng. Vì vậy, cần lên án, phê phán những người có những hành động như thế.

3. Bài học

- Cần tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân bằng việc thực hiện những hành động có ý nghĩa cho xã hội, gia đình và bản thân.

- Sống có mục đích, có lí tưởng và không ngừng cố gắng hành động cụ thể để đạt được nó

- Lên án những người đạo đức giả, chỉ biết nói suông

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Đề 3: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

I. Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

II. Thân bài

1. Giải thích

Câu nói đề cập đến các mục đích, ý nghĩa khác nhau của việc học

2. Phân tích, chứng minh, bình luận

- Học để biết: tức là học để nâng cao tri thức, vốn sống của bản thân, làm giàu vốn hiểu biết của mỗi người.

- Học để làm: học để có tri thức áp dụng vào công việc hàng ngày, vào lao động, sản xuất,... để mang lại hiệu quả cao hơn.

- Học để chung sống: học những điều hay lẽ phải, học giao tiếp và ứng xử để từ đó có thể xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với những người xung quanh. Đồng thời, học còn là để nâng cao trình độ ngoại ngữ, mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước lớn nhỏ trên thế giới.

- Học để khẳng định bản thân: học giúp chúng ta chứng minh bản lĩnh, khả năng, trình độ của mình với mọi người.

→ Học có vai trò to lớn đối với mỗi người, bốn yếu tố trên là thang đo của quá trình học

3. Bài học cho bản thân

- Hiểu được giá trị, ý nghĩa, vai trò to lớn của việc học.

- Có kế hoạch học tập rõ ràng.

- Không ngừng cố gắng để nâng cao trình độ học vấn của bản thân

III. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận