Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (trang 211, sgk Ngữ văn, tập 1)

Soạn bài: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (trang 211, sgk Ngữ văn, tập 1)

Câu 1 (trang 211, sgk Ngữ văn, tập 1)

a. Lỗi: Ở đoạn văn đã cho, lí lẽ và luận cứ không đầy đủ. Đề tài nói về văn học dân gian, phần triển khai luận cứ chỉ chỉ đề cập một vấn đề hẹp là ca dao, tục ngữ.

b. Lỗi:: Ở đoạn văn này luận cứ không chặt chẽ, thiếu logic.

c. Lỗi: Luận cứ sơ lược, chưa trình bày được những khía cạnh liên quan đến chi tiết Tràng nhặt được vợ

d. Lỗi: Không nêu được luận điểm cần trình bày. Nội dung luận cứ không liên quan với nhau.

e. Lỗi: Luận cứ thiếu logic, không chặt chẽ. Kết luận không phù hợp với nội dung của luận điểm.

f. Lỗi: Luận cứ làm tiền đề cho luận điểm chính rườm rà, không làm nổi bật vấn đề.

g. Lỗi: Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ không có tính hệ thống. Kết luận không phù hợp với luận điểm.

Câu 2 (trang 212): Sửa lại các lỗi của bài tập 1 thành những đoạn văn đun

a. Gợi ý:

- Bổ sung luận cứ về giá trị nhận thức của văn học dân gian trong truyện cổ, ca dao tục ngữ...

- Sắp xếp luận cứ theo hệ thống.

Sửa lại:

Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhân thức. Văn học dân gian chứa đựng một kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội: những câu tục ngữ, ca dao vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Những câu chuyện cổ tích cho ta biết được cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện với cái ác, tâm hồn luôn hướng thiện của nhân dân ta.

b. Gợi ý:

- Sửa luận cứ dẫn chứng sai.

- Sửa luận điểm: “Người thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người. ”

Sửa:

Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công vịêc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người. Anh còn rất thèm người. Anh thèm người tới mức tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên Sa Pa dù chỉ là một vài phút. Chính vì sự thèm người ấy đã làm cho ta hiểu thêm phần về tính cách, tâm hồn anh. Anh vẫn yêu đời, yêu người.

c. Gợi ý:

- Bỏ câu 2.

- Câu 3 đổi thành “ Trong cái đói gay gắt họ vẫn biết nương tựa vào nhau”.

Sửa:

Truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân cho ta thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Trong cái đói quay quắt, họ đã biết nương tựa vào nhau, chia sẻ cho nhau. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

d. Gợi ý:

- Bỏ câu 3,4

- Thêm luận điểm.

Sửa:

Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sông miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ". Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.

e. Gợi ý:

- Sửa lại luận cứ:... “Đoạn trích nào của truyện cũng đều thể hiện tấm lòng ấy của ông. Ông thương Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Ông xót xa cho Kiều phải chịu bao tai họa. Ông cảm thông chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiềuđạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo”.

Sửa:

Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm truyện Kiều. Đoạn trích nào của truyện cũng đều biểu hiện tấm lòng ấy. Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải "Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần". Ông cảm thông, chia sẻ với Kiều. Chính vì thế mà ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chủ nghĩa nhân đạo.

g. Gợi ý:

- Bỏ các luận cứ: “Cây xà nu... mãnh liệt”.

- Nêu rõ luận điểm: “Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn cây xà nu – loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên để khắc họa phẩm chất của người dân Xô Man”.

Sửa: “Cây xà nu là một loại cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là loại cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt. Rừng xà nu là biểu tượng của người dân Xô - man. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu gợi lên sự nối tiếp của thế hệ người dân nơi đây trong cuộc kháng chiến không cân sức với kẻ thù hung bạo là đế quốc Mĩ".

h. Gợi ý:

- Sửa luận điểm: “Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người”.

- Thay đổi cách diễn đạt ở luận cứ để phù hợp với luận điểm.