Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (trang 41, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm (trang 41, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Câu 1 (trang 41, sgk Ngữ văn 12, tập 1):

* Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập gồm 3 phần như sau:

- Phần 1 (từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn độc lập (Cơ sở lí luận của bản tuyên ngôn)

- Phần 2 (tiếp đó đến “phải được độc lập”): Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta (cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn)

- Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc

Câu 2 (trang 41)

Việc trích dẫn Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu có ý nghĩa cụ thể như sau:

- Đảm bảo tính khác quan, chính xác của dẫn chứng, làm tiền đề cơ sở pháp lí để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn.

- Thể hiện cách tiếp cận lẽ phải khôn khéo, tài tình của tác giả. Qua đó, thể hiên sự tôn trọng những giá trị, lẽ phải được nêu lên trong hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ

- Dùng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để ngăn chặn dã tâm xâm lược của chúng

- Thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc khi đặt 3 bản Tuyên ngôn, 3 nền độc lập ngang hàng nhau

Câu 3 (trang 42)

Trong phần thứ hai của bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đưa ra những lập luận để khẳng định quyền độc lập tự do của nước Việt Nam ta đó là:

- Vạch rõ tội ác của kẻ thù qua sự thật trong chính sách “khai hóa” của chúng:

+ Đưa ra dẫn chững về tội ác của kẻ thù trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, văn hóa – xã hôi – giáo dục, kinh tế

+ Sử dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê các tội ác trên từng lĩnh vực), điệp từ (chúng) nhấn mạnh tội ác chồng chất, trái với nhân đạo, chính nghĩa của kẻ thù.

- Vạch rõ sự thật về chính sách “bảo hộ” của thực dân Pháp:

+ Mùa thu năm 1940, khi “phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. ”

+ Ngày 9/3/1945, Nhật tước khí giới quân đội Pháp thì “Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. ”

→ Trong năm năm, chúng đã hai lần bán nước ta cho Nhật.

- Nêu lên sự thật về cách mạng Việt Nam:

+ Nhân dân Việt Nam đã đứng về phe đồng minh, chống phát xít Nhật; nhân dân Việt Nam cướp chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

+ Sự khoan hồng và nhân đạo của cách mạng Việt Nam

→ Từ những lí lẽ sắc bén, dẫn chững thuyết phục, Hồ Chí Minh đã khẳng định độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

Câu 4 (trang 42)

* Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn chính luận: ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà súc tích, đanh thép, sắc sảo. Cụ thể:

- Hồ Chí Minh luôn sử dụng những lập luận chặt chẽ: thể hiện qua bố cục bài viết chặt chẽ, luận điểm rõ ràng

+ Phần mở đầu: nêu lên tiền đề, cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn

+ Phần thứ hai: nêu lên cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn. Cơ sở thực tiễn ấy là tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam và thực tiễn về cách mạng Việt Nam – một cuộc cách mạng hoàn toàn nhân đạo và chính nghĩa

+ Phần kết: từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, Hồ Chí Minh đi tới lời tuyên ngôn.

- Lí lẽ sắc bén:

+ Sử dụng hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ – những lẽ phải đã được mọi người thừa nhận để làm cơ sở pháp lí và trên cơ sở đó “suy rộng” ra quyền dân tộc

+ Bằng chứng xác thực

+ Cách sử dụng các quan hệ từ như “thế mà”, “tuy vậy”, ‘bởi thế cho nên”,...

- Ngôn ngữ hùng hồn:

+ Sử dụng từ ngữ chính xác

+ Đanh thép, mạnh mẽ khi buộc tội kẻ thù và hùng hồn, trang trọng trong lời tuyên ngôn

Luyện tập

Câu 1 (trang 42)

Bản Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục trái tim con người Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay bởi vì:

- Bản Tuyên ngôn là sản phẩm của một trí tuệ sáng suốt, một tầm tư tưởng và văn hóa lớn lao.

+ Kết cấu bản tuyên ngôn: gồm 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Từ cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn trong hai phần đầu đi đến lời tuyên ngôn ở phân cuối như một lẽ tất yếu

+ Nghệ thuật lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực:

• Hệ thống luận điểm rõ ràng

• Chứng cứ xác thực: cụm từ “sự thật là” được láy đi láy lại nhiều lần

• Cách sử dụng các quan hệ từ: thế mà, tuy vậy, ...

- Bản tuyên ngôn còn là sản phẩm của những tình cảm lớn – tình yêu nước, thương dân, khát khao độc lập cho dân tộc và lòng căm thù giặc sâu sắc.

+ Nghệ thuật điệp từ “chúng”

+ Sử dụng câu văn giàu hình ảnh

+ Giọng văn chính luận đa dạng: đanh thép khi vạch tội kẻ thù, ôn tồn, thấu tình đạt lí khi nói về cuộc chiến của nhân dân, hùng hồn, trang trọng trong lời tuyên ngôn

Nội dung chính của văn bản Tuyên ngôn độc lập:

- Giá trị nội dung:

+ Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới

+ Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả

- Giá trị nghệ thuật:

+ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực

+ Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm, ngôn ngữ châm biếm sắc sảo

+ Hình ảnh giàu sức gợi cảm