Soạn bài: Bác ơi! (Tố Hữu) (trang 169, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:
- Phần 1 (bốn khổ thơ đầu): Tâm trạng và cảm xúc của tác giả Tố Hữu khi hay tin Bác Hồ qua đời.
- Phần 2 (sáu khổ tiếp theo): Hình tượng Bác Hồ trong cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ
- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng và nguyện ước của nhân dân theo chân Bác
Câu 1 (trang 169, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Nỗi đau xót xa lớn lao của tác giả trước sự kiện Bác qua đời được thể hiện trong bốn khổ thơ đầu của bài thơ như sau:
- Lòng người:
+ Xót xa, đau đớn: chạy về, nhìn theo lối sỏi quen thuộc,...
+ Không tin vào sự thật: Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
- Cảnh vật:
+ Hoang vắng, lạnh lẽo, cô đơn: phòng lạnh, rèm buông, tắt ánh đèn, ...
+ Mọi thứ đều trở nên thừa thãi khi vắng bóng Người
- Người và cảnh dường như có sự đồng điệu: Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Câu 2 (trang 169)
Sáu khổ thơ tiếp theo tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như sau:
- Sống có lí tưởng, luôn canh cánh nỗi lo cho dân, cho nước: "Ôm cả non sông trọn kiếp người,... "
- Bác Hồ luôn có một tình yêu thương bao la – vẻ đẹp ngời sáng nhất trong con người Hồ Chí Minh: yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa, sữa để em thơ, lụa tặng già,...
- Bác có lối sống giản dị, gần gũi và khiêm nhường.
Câu 3 (trang 169)
* Cảm xúc của mọi người dân Việt Nam qua ba khổ thơ cuối:
- Khi hay tin Bác ra đi, tâm trạng của mọi người dân đều nén nỗi đau
- Bác đã về với những con người bất tử (Mác, Lê-nin) và Bác sẽ mãi bất tử trong lòng những người dân đất Việt.
- Nguyện ước: theo chân Bác, theo con đường cách mạng
* Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Bác ơi!
- Nội dung: Bài thơ khắc họa hình tượng Bác Hồ, qua đó thể hiện nỗi đau trước sự ra đi của Người cùng tình cảm yêu mến, kính trọng Người của nhân dân ta
- Nghệ thuật: Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ trữ tình, chính trị của Tố Hữu
Bài trước: Soạn bài: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) (trang 166, sgk Ngữ văn 12, tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Tự do (P.Ê-luy-a) (trang 173, sgk Ngữ văn 12, tập 1)