Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (trang 129, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (trang 129, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Phần I

I - TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG CHO CÂU

Câu 1 (trang 129, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

* Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) trong đoạn văn trích trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh):

- Sự phối hợp nhịp điệu dài và nhịp ngắn: hai vế đầu dài để diễn tả sự trường kì của cuộc kháng chiến, các vế sau ngắn để khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.

- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp: vế 1,2,3 mang thanh bằng, về 4 mang thanh trắc.

- Âm tiết kết thúc mỗi nhịp là âm tiết mở (câu 1) và âm tiết đóng (câu 2)

Câu 2 (trang 129)

* Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu, có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết hợp cú pháp trong đoạn trích "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh (chú ý vần, nhịp và tính chất đối xứng)

- Phép điệp kết hợp với phép đối, lặp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu:

+ Câu đầu: nhịp 4/2/4/2 và đối (đàn ông/đàn bà, người già/người trẻ)

+ Các câu sau: nhịp 3/2,3/2 và lặp kết cấu chủ vị

- Vần: sử dụng vần “a” và vần “ung”

- Phối hợp nhịp điệu ngắn, dàn trải → tạo âm hưởng dồn dập, khoan thai, thích hợp với lời kêu gọi cứu nước.

Câu 3 (trang 130)

* Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn trích Cây tre Việt Nam của Thép Mới.

"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu".

- Ngắt nhịp (dấu phẩy ở ba câu đầu) khi cần liệt kê.

- Câu 3:

+ Ngắt nhịp liên tiếp → như lời kể về từng chiến công của tre.

+ Nhịp ngắn trước, nhịp dài sau → tạo âm hưởng du dương cho lời ngợi ca.

- Hai câu cuối: ngắt nhịp giữa CN và VN

→ Tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát cho lời tuyên dương công trạng, khẳng định vai trò, ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của tre.

II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Câu 1 (trang 130)

* "Dưới trăng quyệt đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông".

- Trong cặp câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biệp pháp lặp âm đầu (lửa lựu lập lòe) -> gợi cảm giác về hình ảnh: hoa lựu như những đốm lửa rất đẹp và thơ mộng. Những đóm lửa đó thoát ẩn, thoát hiện trên đầu tường.

* "Làn ao lóng lánh ánh trăng loe"

- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp lặp âm đầu "lóng lánh" -> gợi cảm giác phản chiếu của bóng trăng như phát tán trong không gian và trên mặt nước.

Câu 2 (trang 130)

Trong đoạn thơ đã cho vần “ang” được lặp lại nhiều nhất

- Tác dụng của việc lặp lại đó là:

+ Tạo cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân)

+ Phù hợp với cảm xúc chung: mùa đông đang còn tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi mùa xuân.

Câu 3 (trang 130)

* Các yếu tố từ ngữ, phép lặp cú pháp, nhịp điệu trong các dòng thơ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng được thể hiện cụ thể như sau:

"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn may súng ngửi trời

Ngàn lên thước cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

- Về nhịp điệu: Nhịp 4/3 ở 3 câu đầu.

- Sự phối hợp: B – T ở 3 câu đầu

+ Câu 1: Nhiều thanh trắc

→ Gợi không gian hiểm trở, mang màu sắc hùng tráng, mạnh mẽ.

+ Câu 4: Nhiều thanh bằng

→ Gợi không khí rộng lớn, thoáng đãng trước mắt khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.

- Từ láy gợi hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

- Phép đối: Ngàn thước lên cao > < ngàn thước xuống

- Phép nhân hoá: súng ngửi trời.

=> Tất cả các yếu tố trên đều gợi lên một khung cảnh hiểm trở và sự gian lao vất vả của cuộc hành quân.