Soạn bài: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) (trang 146, sgk Ngữ văn lớp 12, tập 1)
* Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Sự trăn trở và lời giục giã lên đường.
- Phần 2 (chín khổ tiếp theo): Niềm vui, hạnh phúc khi về với nhân dân.
- Phần 3 (còn lại): Khúc hát lên đường đầy say mê và sôi nổi.
Câu 1 (trang 146, sgk Ngữ văn lớp 12, tập 1)
* Trong bài thơ, hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa nhan đề và 4 câu đề từ:
- Ý nghĩa nhan đề "Tiếng hát con tàu"
+ Tiếng hát: là niềm say sưa của tâm hồn khi tìm được hướng đi và đang trên hành trình đến với nhân dân, đất nước.
+ Con tàu: biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, khát vọng hội nhập, đó là con tàu trong tâm tưởng.
=> Nhan đề bài thơ có thể hiểu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Nhà thơ đã hoá thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống của nhân dân và đó cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
- Ý nghĩa bốn câu thơ đề từ: thể hiện sự gắn bó của tác giả với Tây Bắc, giữa con người với Tổ quốc, với đất nước, con người mang khát vọng mãnh liệt để được hòa mình với Tổ quốc, với nhân dân
Câu 2 (trang 146)
- Bài thơ có thể được chia làm 3 đoạn (như trên)
- Mạch cảm xúc của bài bắt đầu từ sự trăn trở của một người bế tắc trong cuộc sống tới tìm thấy niềm vui trong cuộc sống khi hòa nhập với nhân dân, với đất nước và qua đó, thể hiện triết lí của tác giả.
Câu 3 (trang 146)
* Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ:
"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"
- Nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đó là nghệ thuật so sánh tầng bậc (so sánh kép). Qua đó làm nổi bật niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân.
Đối với người con ở đây, nhân dân là nơi chan chứa tình yêu thương, che chở, cưu mang, là nguồn sống, là bầu sinh khí, tiếp sức cho anh.
Câu 4 (trang 146)
Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ được thể hiện qua những con người cụ thể đó là:
- Người anh: "chiếc áo nâu suốt một đời vá rách", "cởi lại cho con" → Những con người vất vả, đói nghèo nhưng nồng nàn tình nghĩa.
- Người em: "rừng thưa em băng rừng rậm em chờ", "Mười năm tròn chưa mất một phong thư" → thông minh, đầy trách nhiệm trong công việc.
- Mế: "năm con đau mế thức một mùa dài" → thương người chiến sĩ như con ruột của mình (tình nghĩa)...
→ Nhà thơ đã sử dụng cách xưng hô rất gần gũi, thân tình, ruột thịt: "con nhớ mế", "con nhớ anh con", "con nhớ em con". Và bằng những chi tiết cụ thể, gợi cảm, nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh những con người này với những hi sinh thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn.
Câu 5 (trang 146)
* Những câu thơ thể hiện rõ nhất những chất suy tưởng và triết lí của nhà thơ Chế Lan Viên:
- Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
- Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
Câu 6 (trang 146)
* Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ như sau:
- Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
- Sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, so sánh tầng bậc,...
Nội dung chính của bài
- Giá trị nội dung: từ sự trăn trở của một người bế tắc trong cuộc sống tới tìm thấy niềm vui trong cuộc sống khi hòa nhập với nhân dân, với đất nước và qua đó, tác giả thể hiện triết lí của mình – tình yêu luôn có một khá năng kì diệu và cuộc đời, nhân dân là ngọn nguồn của thơ ca chân chính
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
+ Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,...
Bài trước: Soạn bài: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) (trang 141, sgk Ngữ văn lớp 12, tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Đò lèn (Nguyễn Duy) (trang 149, sgk Ngữ văn 12, tập 1)