Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (trang 20 sgk, Ngữ văn 12 tập 1)

Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (trang 20 sgk, Ngữ văn 12 tập 1)

Câu 1 (trang 20 sgk, Ngữ văn 12 tập 1)

a) Tìm hiểu đề

- Vấn đề nêu lên: "Sống đẹp"

- Với thanh niên, học sinh "sống đẹp" là sống có ích, sống có lí tưởng, có mơ ước, có ý chí và lòng quyết tâm, biết thương yêu, chia sẻ, đồng cảm với những người xung quanh.

- Phẩm chất cần rèn luyện: dũng cảm, kiên trì, cần cù, chăm chỉ,...

- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...

- Tư liệu thuộc tất cả lĩnh vực của đời sống. Có thể sử dụng ngữ liệu văn học.

b) Lập dàn ý

Mở bài:

- Cần nêu bật thực trạng lối sống của giới trẻ ngày nay (mặt tích cực và mặt tiêu cực)

- Dẫn nguyên văn câu nói của Tố Hữu "Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? "

Thân bài:

- Giải thích: sống đẹp là sống có ích, có lí tưởng, có ước mơ, có hoài bão, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau...

- Biểu hiện:

+ Đề ra mục đích, có lí tưởng và nỗ lực để đạt được nó: Tấm gương vượt khó học giỏi, các tấm gương trong văn học (Thầy Nguyễn Ngọc Kí,... )

+ Những người sẵn sàng hi sinh mình, hi sinh tuổi trẻ vì gia đình, quê hương (các anh hùng dân tộc trong thời chiến, các chiến sĩ bộ đội nơi biên giới, hải đảo,... )

+ Sống giàu tình yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh,...

- Phê phán lối sống ích kỉ, thấy khó khăn thì bỏ cuộc, sống không mục đích, ăn chơi, đua đòi,...

- Biện pháp: rèn luyện, trau dồi hằng ngày, đề ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng hoàn thành nó,...

Kết bài:

Khẳng định lại một lần nữa câu nói của Tố Hữu và ý nghĩa của sống đẹp

Câu 2 (trang 21)

- Mở bài: nêu vấn đề nghị luận

- Thân bài:

+ Giải thích tư tưởng, đạo lí

+ Phân tích điểm đúng, bác bỏ mặt sai lệch của vấn đề nghị luận

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

- Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận

Luyện tập

Câu 1 (trang 21)

a)

- Vấn đề mà tác giả đưa ra để nghị luận là: Văn hóa và biểu hiện của nó ở con người

- Đặt tên cho văn bản: Văn hóa và con người

b) Để nghị luận, nhà văn đã sử dụng các thao tác lập luận:

- Giải thích

Ví dụ: tác giả có viết "Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó. "

- Chứng minh

- Phân tích

- Bình luận

c) Nét đặc sắc trong cách diễn đạt:

+ Dùng câu nghi vấn để thu hút

+ Lặp cú pháp và phép thế

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh

Câu 2 (trang 22)

a) Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận

b) Thân bài

- Giải thích:

+ Lí tưởng: là đích mà con người hướng tới, mục đích con người luôn mong muốn đạt được.

+ Cuộc sống: giá trị sống, giá trị của mỗi người trong cuộc đời.

→ Câu nói nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của lí tưởng đối với mỗi người, nó là ngọn đèn chiếu rọi, soi sáng hành động của mỗi người đạt được mong muốn.

- Phân tích, chứng minh:

+ Lí tưởng có vai trò to lớn đối với mỗi con người (nó giúp cho con người luôn nỗ lực, phấn đấu để đạt đến những điều tốt đẹp, khẳng định giá trị của bản thân mình,... )

+ Tuy nhiên, có nhiều người sống không có lí tưởng, hoặc lí tưởng vượt xa khả năng thực tế của bản thân như vậy cần phê phán những điều đó.

- Bài học cho mỗi người:

+ Xác định cho mình mục tiêu phấn đấu rõ ràng

+ Nỗ lực hết mình để đạt mục đích đề ra

c) Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận