Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 (trang 214, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Soạn bài: Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 (trang 214, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Câu 1 (trang 214, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

* Quá trình phát triển văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX cụ thể như sau:

- Chặng đường 1945-1954:

+ Xuất hiện những tập truyện và kí khá tiêu biểu

+ Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc

+ Kịch: một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến (như Bắc Sơn của Nguyền Huy Tưởng, Chị Hoà của Học Phi)

+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng

- Chặng đường 1955-1964

+ Văn xuôi mở rộng phạm vi đề tài, bao quát được nhiều vấn đề xã hội hơn.

+ Thơ có sự phát triển mạnh mẽ

+ Kịch nói có một số tác phẩm được dư luận rất quan tâm

- Chặng đường 1965-1975:

+ Văn xuôi phản ánh cuộc chiến đấu và lao động, khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất chống thù trong, giặc ngoài.

+ Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc

+ Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận

+ Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình xuất hiện

- Chặng đường từ 1975 đến thế kỉ XX:

+ Thơ ca đạt được nhiều những thành tựu nổi bật

+ Từ sau 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt)

+ Từ năm 1986, phóng sự xuất hiện đề cập đến nhiều vấn đề cuộc sống thực tế.

+ Văn xuôi phát triển khởi sắc

Câu 2 (trang 215)

* Đặc điểm cơ bản của văn học từ năm 1945-1975 là:

- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

+ Văn học chính là một thứ vũ khí, phục vụ kháng chiến, phụng sự kháng chiến

+ Quá trình vận động và phát triển của văn học ăn nhập với từng chặng đường lịch sử của dân tộc

- Nền văn học hướng về đại chúng: đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ của văn học. Đồng thời đó cũng là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học.

- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

+ Khuynh hướng sử thi thể hiện ở đề tài, nhân vật trung tâm, lời văn, giọng điệu,...

+ Cảm hứng lãng mạn: luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng, khẳng định lí tưởng cao đẹp về cuộc sống mới,...

Câu 3 (trang 215)

* Quan điểm sáng tác, văn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của một tác phẩm văn chương

- Trước khi viết, bao giờ Hồ Chí Minh cũng tự mình đặt ra câu hỏi viết cho ai, viết để là gì, viết cái gì và viết như thế nào.

* Mối quan hệ có tính chất nhất quán giữa quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh với sự nghiệp văn học của Người.

- Hồ Chí Minh luôn coi văn học là một thứ vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng. Quan điểm đó đã tạo nên sự nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người.

Câu 4 (trang 215)

a. Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn độc lập

- Mục đích của Tuyên ngôn độc lập chính là bản Tuyên bố với toàn thể nhân dân, đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

- Đối tượng: nhân dân Việt Nam, bọn thực dân có ý định xâm lược nước ta, quân các nước đồng minh và nhân dân toàn thế giới

b. Chứng minh Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn

- Bản Tuyên ngôn là sản phẩm của một trí tuệ sáng suốt, một tầm tư tưởng và văn hóa lớn

+ Kết cấu của bản tuyên ngôn gồm 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Từ cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn trong hai phần đầu đi đến lời tuyên ngôn ở phân cuối như một lẽ tất yếu.

+ Nghệ thuật lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực:

• Hệ thống luận điểm rõ ràng

• Chứng cứ xác thực: cụm từ “sự thật là” được lặp đi lặp lại nhiều lần

• Cách sử dụng các quan hệ từ: thế mã, tuy vậy,..

- Bản tuyên ngôn còn là sản phẩm của những tình cảm lớn – tình yêu nước, thương dân, khát khao độc lập cho dân tộc và lòng căm thù giặc

+ Nghệ thuật điệp từ “chúng”

+ Sử dụng câu văn giàu hình ảnh

+ Giọng văn chính luận đa dạng: đanh thép khi vạch tội kẻ thù, ôn tồn, thấu tình đạt lí khi nói về cuộc chiến của nhân dân, hùng hồn, trang trọng trong lời tuyên ngôn

Câu 5 (trang 215)

Nói Tố Hữu là một nhà thơ trữ tình, chính trị, bởi:

- Tính chính trị:

+ Thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và của cả dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.

- Tính trữ tình: những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời sống được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, chân thành và đằm thắm.

Câu 6 (trang 215)

* Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

- Về mặt nội dung:

+ Đề tài: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xuôi và các đồng bào dân tộc được nhà thơ ví như đôi bạn tình.

+ Chủ đề đậm đà tính dân tộc:

• Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ và hết sức gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của những cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược... thêm trường các khu... ).

• Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiết, thủy chung của những con người Việt Bắc, với nhân dân, với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sâu là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc... Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ truyền thống của dân tộc: thể lục bát

+ Kết cấu: đối đáp – kiểu kết cấu thường thấy trong ca dao với cặp đại từ nhân xưng quen thuộc “mình” – “ta”

+ Ngôn ngữ:

• Sử dụng lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân

• Ngôn ngữ giàu hình ảnh

• Ngôn ngữ giàu nhịp điệu tạo nên tính nhạc cho thơ

• Cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” biến hóa linh hoạt

+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, tượng trưng,... quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân

+ Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, ngọt ngào mang âm hưởng của những câu hát tình nghĩa trong ca dao

Câu 7 (trang 215)

Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):

- Luận điểm trung tâm của bài - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, tìm hiểu và đề cao hơn nữa

- Những luận điểm cần triển khai như:

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

+ Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên

- Phần kết bài: Khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng.

b) Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):

Cần triển khai các luận điểm theo thứ tự như sau:

- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người

- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ

- Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí

c) Trong bài Đô-xtôi-ép-xki

Các luận điểm cần triển khai:

- Nỗi khổ vật chất, tinh thần và sự vươn lên của nhà văn

- Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-xtôi-ép-xki

- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-xtôi-ép-xki

Câu 8 (trang 215)

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng:

- Lòng yêu nước, lòng dũng cảm, quyết tâm, không ngại gian khổ, hi sinh trên con đường hành quân:

+ Những khó khăn, gian khổ mà hằng ngày những người lính phải đối mặt

+ Thái độ lạc quan, lòng dũng cảm, bất chấp hiểm nguy.

- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa, yêu thiên nhiên và yêu cái đẹp của người lính cách mạng:

+ Những người lính trong đêm hội liên hoan cùng những người dân trên đường nghỉ lại

+ Trên đường hành quân, những người lính luôn mơ về những “dáng kiều thơm”

- Vẻ đẹp bi tráng:

+ Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân. Những người lính đó luôn phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo, thậm chí cả những hi sinh mất mát.

+ Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà họ còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đó chính là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.

+ Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi luỵ mà sự hi sinh của các anh luôn thấm nhuần một cảm hứng bi tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng, bất tử.

Câu 9 (trang 215)

- Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc hoạ hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai. Trong khi đó nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó quy định bút pháp của bài thơ

- Tuy rằng cả 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau. Cụ thể:

+ Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu. Mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm khác để có những suy tư của tác giả đối với đất nước.

+ Trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại có bố cục hai phần theo các cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc hoạ hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

Câu 10 (trang 215)

Hình tượng sóng trong bài thơ "Sóng - Xuân Quỳnh":

- Con sóng ở tự nhiên mênh mông biển lớn ngoài kia có rất nhiều trạng thái khác nhau, đối cực khác nhau. Và tình yêu vậy, tình yêu cũng có rất nhiều cung bậc, trạng thái. Nhưng cuối cùng điều muốn nói nhất ở đây chính là tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất (Hai câu đầu khổ 1)

- Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của sóng khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuộc hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích. Và phải chăng nó giống như tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù túng (hai câu cuối khổ 1)

- Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu và sự mầu nhiệm, mọi việc, mọi chuyện dường như khó nắm bắt của tình yêu (Phân tích các khổ 3,4)

- Sóng luôn luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao mãnh liệt, trăn trở cứ lặp đi lặp lại không yên, và cũng như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy (Phân tích các khổ 5,6,7,8)

- Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói, để ví von với tình yêu. Và đó là khát vọng muôn đời của bất cứ ai trong cuộc đời khi yêu nồng cháy. Và trước hết là người phụ nữ (nhân vật trữ tình trong bài thơ) muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực (khổ cuối)

Tâm hồn người phụ nữ khi yêu:

- Dịu dàng, đằm thắm, hiền hậu dễ thương và chung thủy trong tình yêu

- Họ đôi khi cũng rất táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

Câu 11 (trang 215)

a. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Dọn về làng - Nông Quốc Chấn

- Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả chân thực nỗi thống khổ của nhân dân, đồng thời, tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

- Giá trị nghệ thuật: Từ ngữ gần gũi, hình ảnh quen thuộc với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.

b. Trong bài Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

- Giá trị nội dung: từ sự trăn trở của một người bế tắc trong cuộc sống tới tìm thấy niềm vui trong cuộc sống khi hòa nhập với nhân dân, với đất nước và qua đó, tác giả thể hiện triết lí của mình – tình yêu luôn có một khả năng kì diệu và cuộc đời, nhân dân là ngọn nguồn của thơ ca chân chính.

- Nghệ thuật:

+ Các biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,... kết hợp với cách sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

c. Tác phẩm Đò Lèn - Nguyễn Duy

- Nội dung: Từ tình yêu thương sâu sắc của bà, bài thơ thể hiện sự chiêm nghiệm của nhà thơ trước cuộc đời.

- Nghệ thuật:

+ Hình ảnh giản dị, gần gũi

+ Chất dân gian

d. Tác phẩm: Bác ơi! - Tố Hữu

- Giá trị nội dung:

+ Bài thơ khắc họa hình tượng Bác Hồ, qua đó thể hiện nỗi đau trước sự ra đi của Người cùng tình cảm yêu mến, kính trọng Người của nhân dân ta

- Nghệ thuật:

+ Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ trữ tình, chính trị của Tố Hữu

Câu 12 (trang 215)

So sánh 2 tác phẩm Chữ người tử tù (Ngữ văn 11) và Người lái đò sông Đà (Ngữ văn 12) làm nổi bật điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.

- Điểm thống nhất: đề cao cái Đẹp, xem nó là trung tâm của sáng tác

- Điểm khác biệt:

+ Trước cách mạng tháng Tám:

• Đề tài: đi tìm vẻ đẹp xưa cũ, về những điều đã “vang bóng một thời”

• Nhân vật: nho sĩ, những người có khí phách hiên ngang

+ Sau cách mạng tháng Tám:

• Đề tài: vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước

• Nhân vật: những con người đời thường

Câu 13 (trang 215)

* Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông":

- Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa

- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa... )

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan