Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập - Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh (trang 29, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Soạn bài: Tuyên Ngôn Độc Lập - Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh (trang 29, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Câu 1 (trang 29, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

* Những nét chính trong quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh:

- Văn học là một thứ vũ khí phục vụ mục đích cách mạng

- Coi trọng tính chân thật của một tác phẩm văn chương

- Trước khi viết, bao giờ Hồ Chí Minh cũng tự mình đặt ra câu hỏi viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì và viết như thế nào?

* Qua quan điểm sáng tác đó của Người giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học mà Người viết: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.

Câu 2 (trang 29)

*Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh:

- Văn chính luận:

+ Đặc điểm: Không chỉ được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại, bằng những lời văn súc tích, chặt chẽ.

+ Tác phẩm tiêu biểu của Người: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,...

- Truyện và kí:

+ Đặc điểm: trí tưởng tượng phong phú, một vốn văn hóa sâu rộng, một trí tuệ sắc sảo và một trái tim đầy nhiệt huyết và lòng yêu nước nồng nàn.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Đồng tâm nhất trí,...

- Thơ ca:

+ Đặc điểm: hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng nỗi nhơ nước, thương dân mà phong thái vẫn ung dung, hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng luôn làm chủ tình thế và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù

Câu 3 (trang 29)

Những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: Phong cách nghệ thuật của Bác độc đáo mà đa dạng. Được thể hiện qua các thể loại cụ thể như:

- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, có bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.

- Truyện và kí: rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

- Thơ nghệ thuật có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất “thép”, giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc.

Luyện tập

Câu 1 (trang 29)

Những nét khái quát về bài thơ "Mộ- Chiều tối" của Hồ Chí Minh

- Bút pháp cổ điển:

+ Đề tài: bức tranh thiên nhiên buổi chiều

+ Hình ảnh thơ: cánh chim, chòm mây

+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

+ Bút pháp: lấy động tả tĩnh

- Bút pháp hiện đại:

+ Lấy con người làm trung tâm

Câu 2 (trang 29)

* Những bài học thấm thía và sâu sắc khi học và đọc tác phẩm "Nhật kí trong tù".

- Lòng nhân đạo là đức tính cao đẹp nhất của Bác Hồ. Tình cảm này vừa cụ thể vừa bao la, vừa ở nhận thức vừa ở hành động.

- Tinh thần lạc quan, niềm tin vào ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn

- Luôn có ý chí, nghị lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách