Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học (trang 76, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học (trang 76, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

Gồm 3 loại:

- Văn bản khoa học chuyên khoa

- Văn bản khoa học giáo khoa

- Văn bản khoa học giáo dục phổ cập

2. Ngôn ngữ khoa học

- Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học

- Tồn tại dưới hai dạng:

+ Dạng nói

+ Dạng viết

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khái quát, trừu tượng

Được biểu hiện ở hai phương diện:

- Thuật ngữ khoa học

- Kết cấu văn bản

2. Tính lí trí, logic

- Từ ngữ: không dùng từ đa nghĩa, không dùng từ với nghĩa bóng

- Câu văn: là một đơn vị thông tin, yêu cầu chính xác, chặt chẽ, không dùng câu đặc biệt và các phép tu từ cú pháp

- Cấu tạo đoạn văn, văn bản: giữa các câu, các đoạn được liên kết chặt chẽ, khoa học

3. Tính khách quan, phi cá thể

Ngôn ngữ, câu văn có màu sắc trung hòa, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc

Luyện tập

Câu 1 (trang 76, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) Những nội dung khoa học được trình bày trong văn bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX, cụ thể như sau:

- Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: Hoàn cảnh lịch sử văn hóa xã hội, quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu, đặc điểm cơ bản

- Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX: Hoàn cảnh lịch sử, những chuyển biến và một số thành tựu

b) Văn bản thuộc ngành khoa học nghiên cứu văn học, thuộc loại khoa học xã hội

c) Đặc điểm ngôn ngữ:

- Kết cấu văn bản nhiều chương, nhiều mục

- Sử dụng các thuật ngữ khoa học (thơ, truyện, khuynh hướng, nhà văn, sử thi,... )

Câu 2 (trang 76)

* Phân biệt từ ngữ khoa học với từ ngữ thông thường

Từ Từ ngữ thông thường Thuật ngữ khoa học
Điểm Nơi chốn, địa điểm Đối tượng cơ bản của hình học
Đường thẳng Không bị giới hạn, không quanh co, uốn lượn Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau
Đoạn thẳng Đoạn không cong, không gấp khúc, không uốn lượn Có một và chỉ một đoạn thẳng đi qua hai điểm.
Mặt phẳng Bề mặt của một vật dụng không lồi lõm Một mặt phẳng chứa các điểm nằm trên một mặt phẳng.
Góc Góc của một vật nào đó Phần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa đường thẳng xuất phát từ một điểm
Góc vuông Góc cạnh mà người nhìn dễ quan sát nhất Là góc 90 độ

Câu 3 (trang 76)

- Các thuật ngữ khoa học như khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xưởng,... Đây là các thuật ngữ thuộc ngành khoa học lịch sử và địa lí

- Câu văn mang tính phán đoán logic: "Những phát hiện của nhà khảo cổ … của người vượn. "

- Các câu liên kết chặt chẽ và mạch lạc: Câu 1: Nêu luận điểm (một phán đoán), trong các câu 2 + 3 + 4 mỗi câu lại được tác giả dùng một dẫn chứng cụ thể, làm nổi bật lên vấn đề cần nghị luận.

- Các thuật ngữ khoa học được sử dụng phổ biến, mang lại tính thuyết phục cao, để lại tính thuyết phục to lớn cho người đọc.

- Những dẫn chứng sử dụng đều mang tính thuyết phục cao, xác thực tạo nên sự thuyết phục cho người đọc.

Câu 4 (trang 76)

Đoạn văn đề cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống.

Đoạn văn tham khảo:

"Nước giữ một vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người nói riêng và Trái Đất nói chung. Nước chiếm ¾ diện tích của Trái Đất với các đại dương rộng lớn, vô số biển và ao hồ, sông suối. Nước đóng vai trò quan trọng trong các tế bào sinh học và quyết định trực tiếp đến thời tiết, khí hậu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ô nhiềm nguồn nước đang trở thành vấn nạn, nỗi lo lắng ở nhiều nơi. Vì vậy, mỗi chúng ta cần chung tay, góp sức để bảo vệ nguồn nước. "