Soạn bài: Sóng (Xuân Quỳnh) (trang 156, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Bố cục của bài thơ gồm 4 phần:
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng
- Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu
- Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu
- Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt
Câu 1 (trang 156, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Âm điệu và nhịp điệu trong bài thơ khi thì nhịp nhàng, miên man, khi dữ dội, dịu êm. Âm điệu và nhịp điệu ấy được tạo nên từ các yếu tố:
- Các câu thơ được viết theo thể thơ 5 chữ
- Cách ngắt nhịp linh hoạt (nhịp 2/3 hay nhịp 1/4)
- Cách gieo vần, phối thanh rất độc đáo (vần chân, vần cách,... )
Câu 2 (trang 156)
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ chính là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Cụ thể:
* Hình tượng sóng:
- Con sóng trong tự nhiên lúc thì dạt dào, nhẹ nhàng nhưng cũng có lúc lại ồn ào và dữ dội cũng như chính tâm trạng của con người trong tình yêu.
- Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của sóng khi tìm ra với biển khơi
- Điểm khởi đầu đầy bí ẩn
- Sóng luôn luôn vận động. Và một quy luật bất biến của sóng đó là luôn luôn tìm vào bờ
- Sóng vĩnh cửu và trường tồn cùng với thời gian
Câu 3 (trang 156)
- Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ có mối quan hệ tương đồng, bởi các chi tiết về "sóng" chính là những chi tiết ẩn dụ cho tình yêu và tâm hồn nhân vật “em". Sóng và em phản ánh lẫn nhau, lúc tách bạch, lúc hòa quyện vào nhau. Hay đó chính là sự phân thân của chủ thể trữ tình.
- Kết cấu của bài thơ là kết cấu sóng đôi.
- Sự tương đồng giữa trạng thái tâm hồn "sóng" và "em":
+ Con sóng ở tự nhiên mênh mông biển lớn kia có rất nhiều đối cực khác nhau, trạng thái khác nhau. Cũng như tình yêu cũng thế, tình yêu cũng có rất nhiều cung bậc, trạng thái cảm xúc và cuối cùng điều muốn nói nhất ở đây chính là như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất (Hai câu đầu khổ 1)
+ Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của sóng khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuộc hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích. Và phải chăng nó giống như tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù túng (hai câu cuối khổ 1)
+ Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu và sự mầu nhiệm, mọi việc, mọi chuyện dường như khó nắm bắt của tình yêu (Phân tích các khổ 3,4)
+ Sóng luôn luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao mãnh liệt, trăn trở cứ lặp đi lặp lại không yên, và cũng như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy (Phân tích các khổ 5,6,7,8)
+ Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói, để ví von với tình yêu. Và đó là khát vọng muôn đời của bất cứ ai trong cuộc đời khi yêu nồng cháy. Và trước hết là người phụ nữ (nhân vật trữ tình trong bài thơ) muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực (khổ cuối)
Câu 4 (trang 157)
Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Nó được thể hiện qua:
- Sự đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu dễ thương và chung thủy trong tình yêu
- Sự mãnh liệt, táo bạo, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.
Luyện tập
Câu 1 (trang 157)
Những bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển như:
- Biển (Xuân Diệu)
- Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)
- Bên Biển (Huy Cận)
* Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
- Nội dung: bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người
- Nghệ thuật: hình ảnh sóng đôi sóng và em, thể thơ năm chữ, ngôn ngữ thơ dung dị, trong sáng...
Bài trước: Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp (trang 150, sgk ngữ văn 12, tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (trang 158, sgk Ngữ văn 12, tập 1)