Soạn bài: Đọc thêm: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) (trang 98 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)
I. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra tại Hà Nội, nhưng ông lại sống ở nhiều nơi khác nhau.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Xung đột (tiểu thuyết, phần I – 1959, phần II – 1962), Mùa lạc (1960), Một chặng đường (1962), Tầm nhìn xa (1963), Một người Hà Nội (1990), Một thời gió bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1995), Sống ở đời (2002),...
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Một người Hà Nội phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thằng trầm của đất nước.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
* Tính cách, phẩm chất của cô Hiền:
- Cô vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan. Thời trẻ cô là một thiếu nữ thông minh, xinh đẹp, mở xalông văn chương để giao lưu rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành.
- Cô là người thẳng thắn chân thành không giấu giếm quan điểm, thái độ sống của mình với mọi hiện tượng xung quanh.
- Cô không lãng mạn, viển vông mà đầu óc rất thực tế.
+ Cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc.
⇒ Cô có thái độ nghiêm túc đối với hôn nhân, đặt trách nhiệm làm mẹ làm vợ lên trên mọi thú vui khác.
+ Cô Hiền quyết định chấm dứt sinh đẻ vào độ tuổi 40.
⇒ Cô là người chủ động trong cuộc sống và luôn tin sự lựa chọn của bản thân.
- Cô Hiền luôn có ý thức, chủ động dạy dỗ con cái và quản lý gia đình theo chuẩn người Hà Nội.
+ Cô hiểu rõ vai trò quan trọng của một người vợ, một người mẹ trong gia đình.
+ Cô Hiền còn dạy dỗ con từ khi chúng còn rất nhỏ và uốn nắn từ những cái nhỏ nhất.
- Cô là một con người, một công dân, cô luôn giữ phẩm chất cốt cách của một người Hà Nội. Cô coi chuẩn mực của nhân cách chính là lòng tự trọng. Vì lòng tự trọng cô chỉ làm những gì có lợi cho đất nước.
+ Cô không chấp nhận mối quan hệ ông chủ và kẻ làm thuê.
+ Cô không cho phép con người sống ích kỉ.
+ Cô đau đớn mà bằng lòng để các con lên đường chiến đấu.
⇒ Từ đó ta thấy bản lĩnh của một con người luôn dám là mình. Cô Hiền luôn ý thức mình là người Hà Nội, là đại diện cho cả nước, cho tinh hoa.
* Nói đến hạt bụi, người ta sẽ nghĩ đến ngay đó là một vật bé nhỏ, tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng lại có giá trị quý báu.
⇒ Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường thấm sâu những nét tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng, áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là truyền thống cốt cách người Hà Nội.
Câu 2 (trang 98)
* Các nhân vật trong truyện:
Nhân vật tôi |
Nhân vật Dũng |
Người mẹ Tuất |
Những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật tôi về Hà Nội |
- Là người có những quan sát tinh tế, cảm nhận sắc sảo, nhạy bén về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội. - Lúc đầu nhân vật còn tỏ ra nghi ngại, giữ khoảng cách với cô Hiền. - Về sau anh khâm phục, ca ngợi, khẳng định nét đẹp của người Hà Nội, nét đẹp trong bề sâu nhân cách con người. - Thể hiện một tình yêu sâu nặng, cách nhìn nhận về Hà Nội: đa chiều, lịch lãm. |
Anh là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất mực yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, Dũng “tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ”, anh đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu suốt mười năm và trở về lại Hà Nội trong ngày toàn thắng. → Nhân vật góp phần tô điểm thêm cốt cách tinh thần của người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của thanh niên Việt Nam. |
Người mẹ yêu thương con hết mực, bà nén chịu nỗi đau mất con, tiếp tục sống, tiếp tục xây dựng đất nước. |
- Đó là ông bạn trẻ đạp xe như gió... làm xe người khác suýt đổ, lại còn phóng xe vượt qua rồi lên mặt chửi: “tiên sư cái anh già”. - Đó là những người mà nhân vật tôi quên đường hỏi thăm, những người trả lời sõng hoặc hất cằm, có những người giương mắt nhìn như con thú lạ... → Đó là một góc khác, những “hạt sạn của Hà Nội” mà người nghệ sĩ đã dám thẳng thắn nhìn vào và phản ánh trong tác phẩm của mình. |
Câu 3 (trang 98):
Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi cho em những suy nghĩ:
- Qui luật bất diệt của sự sống ⇒ khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si.
- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn luôn sáng ngời là một Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, là tinh hoa, là linh hồn của đất nước.
Câu 4 (trang 98):
Những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua:
- Nghệ thuật trần thuật:
+ Giọng điệu trần thuật: trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh, đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
+ Cách trần thuật: Khi trần thuật, tác giả thường đặt một sự việc, một vấn đề dưới nhiều cách nhìn khác nhau (việc hôn nhân, việc đón mừng độc lập, việc dạy con cái, cách xưng hô…) ⇒ Tạo sự bình đẳng trong quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, có tác dụng dân chủ hóa văn học.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác.
+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát... )
Bài trước: Soạn bài: Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 2) Bài tiếp: Soạn bài: Thực hành về hàm ý (tiếp theo) (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)