Soạn bài: Tự do (P.Ê-luy-a) (trang 173, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
* Bố cục của tác phẩm gồm 2 phần:
- Phần 1 (11 khổ đầu): Tôi viết tên em – Tự Do
- Phần 2 (còn lại): Tôi gọi tên em – Tự Do
Câu 1 (trang 173, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Chủ đề bài thơ là khúc ca ca ngợi tự do và bày tỏ khát vọng, sự say mê của tác giả và hàng triệu con người đối với tự do.
- Cách liệt kê các hình ảnh trong bài thơ là những hình ảnh giản di, chân thực và rất gần gũi trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng những hình ảnh này không làm mất đi sự thiêng liêng của tự do mà ngược lại nó làm cho tác phẩm như được mở rộng ra nhiều nghĩa: Tự Do hóa thân vào mọi nơi, mọi chỗ và hóa thân vào cuộc sống
Câu 2 (trang 173)
- Kiểu kết cấu “Tôi viết tên em” của mỗi khổ thơ: tạo nhạc điệu cho bài thơ và để nhà thơ nhấn mạnh tình yêu tự do của mình.
- Cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn: tạo nhạc điệu cho bài thơ, nhấn mạnh sự lan tỏa triền miên, không dứt của cảm giác tự do và khát vọng hạnh phúc
- Cách sử dụng đại từ “em”: dùng em để gọi tự do, qua đó, tác giả cho thấy tình yêu tha thiết, chân thành của mình đối với tự do
Câu 3 (trang 173)
So sánh từ "trên" được sử dụng nhiều lần với ý nghĩa chỉ không gian và thời gian:
- Từ “trên” báo hiệu trạng ngữ chỉ địa điểm: địa điểm cụ thể (trang vở, bàn học, đất cát,... ) hay địa điểm trừu tượng (thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm,... )
- Giới từ “trên” chỉ thời gian (trên = khi, lúc). Trường phái siêu thực không phân biệt ranh giới rõ rệt giữa không gian, thời gian.
Từ đó người đọc như hiểu sâu hơn về khát vọng Tự do hóa thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi người
Câu 4 (trang 173)
Câu thơ “Tôi viết tên em" được lặp lại trong từng khổ thơ, "tôi" có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả, "viết" có thể là ghi, chép, hành động. Tính suy luận để thấy được tính chất "Thánh ca" của bài thơ trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức:
- Tự do được viết lên ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi khoảng không gian và thời gian
- Tự Do gắn với những điều giản dị, đời thường trong cuộc sống của mỗi người
- Tự do là khát khao cháy bỏng, chân thành và mãnh liệt luôn tồn tại trong mỗi con người
* Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản:
- Giá trị nội dung: bài thơ ca ngợi tinh thần tự do và niềm say mê tự do một cách mãnh liệt của tác giả
- Giá trị nghệ thuật: thể thơ tự do, hình ảnh thơ giản dị, kết cấu trùng điệp,...
Bài trước: Soạn bài: Bác ơi! (Tố Hữu) (trang 169, sgk Ngữ văn 12, tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (trang 174, sgk Ngữ văn 12, tập 1)