Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (trang 53, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Bố cục của bài gồm:
- Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề
+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước
+ Thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống thực dân Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.
+ Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian Nam Bộ.
- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc
Câu 1 (trang 53, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Các luận điểm chính trong bài:
+ Luận điểm bao trùm: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng
+ Luận điểm triển khai:
• Cuộc đời và quan niệm sáng tác
• Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
• Tác phẩm Lục Vân Tiên
- Điểm đặc biệt: Trước tiên, tác giả nêu luận điểm bao trùm sau đó triển khai các luận điểm cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm bao trùm đó.
Câu 2 (trang 53)
Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy? " bởi: thơ văn cụ Đồ Chiểu mang vẻ đẹp riêng, độc đáo, không dễ gì phát hiện mà chúng ta cần phải tìm tòi, nghiên cứu, suy ngẫm thì mới phát hiện ra vẻ đẹp ấy và đó là vẻ đẹp không trộn lẫn.
Câu 3 (trang 54)
* Tác giả Phạm Văn Đồng giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường" của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ dân tộc đó là:
- Cuộc đời và quan niệm văn chương:
+ Một chiến sĩ sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì một nghĩa lớn
+ Ông xem văn chương là một thứ vũ khí chiến đấu
- Trong thơ văn yêu nước và cách mạng:
+ Làm sống lại trong tâm trí người đọc phong trào chống Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1860 về sau, trong suốt hai mươi năm trời.
+ Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bài thơ Vắng gió đông,...
- Tác phẩm “Lục Vân Tiên”:
+ Là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý ở đời và ca ngợi những con người chính nghĩa
+ Nghệ thuật: lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ. Tuy còn đôi chỗ sai sót nhưng vẫn không thể làm giảm sức hấp dẫn của nó.
Câu 4 (trang 54)
Tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa, không chỉ trong thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay bởi vì:
- Có rất ít người biết tới thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, có một số người thậm chí còn chê văn thơ ông thô ráp, nôm na.
- Tác phẩm của ông có giá trị lịch sử to lớn, làm sống dậy lịch sử một thời khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc.
Câu 5 (trang 54)
Bài văn nghị luận đã cho không hề khô khan mà trái lại rất hấp dẫn và lôi cuốn bởi vì:
- Bài viết có cách nghị luận xác đáng, chặt chẽ, luận điểm rõ ràng vừa xúc động, thiết tha
- Sử dụng ngôn từ, hình ảnh đặc sắc
- Được viết bằng tất cả tấm lòng, tình cảm của tác giả
Luyện tập
Câu 1 (trang 54)
- Tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc:
+ Khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, sự hiên ngang, anh dũng của những người nông dân
+ Làm sống lại một thời lịch sử khổ đau mà huy hoàng, vĩ đại của dân tộc.
+ Lối viết cổ nhưng chan chứa cảm xúc, tấm lòng của tác giả nên đi sâu vào trái tim người đọc.
- Qua tác phẩm, để lại cho thanh niên ngày nay nhiều bài học có giá trị sâu sắc: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm,...
Nội dung chính của văn bản
- Giá trị nội dung
Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam
- Giá trị nghệ thuật
+ Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén
+ Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm
+ Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc
Bài trước: Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo) (trang 44, sgk Ngữ văn 12, tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) (trang 60, sgk Ngữ văn 12, tập 1)