Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (trang 86, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (trang 86, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Đối tượng của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ rất đa dạng và phong phú: một đoạn thơ, một bài thơ, một hình tượng thơ,...

- Cách làm bài: bài viết thường làm nổi bật các ý chính như sau:

+ Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ

+ Bàn luận về những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ

Luyện tập

Câu 1 (trang 86, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Phân tích đoạn thơ dưới đây trong bài Tràng giang của Huy Cận:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dờn dờn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Gợi ý:

I. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả Huy Cận (năm sinh, năm mất, quê quán,... ) và đoạn thơ (xuất xứ, chép lại nguyên văn đoạn thơ)

II. Thân bài

- Nêu hoàn cảnh ra đời và khái quát cảm xúc trong toàn bộ bài thơ Tràng giang

- Phân tích đoạn thơ:

+ Hai câu thơ đầu: vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, mang nét buồn nhưng vẫn rất kì vĩ, tráng lệ với hình ảnh mây cao, núi bạc,... Qua cách miêu tả đó, người đọc cảm thấy sự rung cảm tinh tế của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên.

+ Hai câu còn lại "Lòng quê... ": Nói lên nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả được bộc lộ một cách trực tiếp, chân thực, tự nhiên, không cần sự tác động của yếu tố ngoại cảnh – “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

- Đánh giá giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Giá trị nội dung: khổ thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, từ đó khắc họa nỗi niềm nhớ quê, nhớ nhà của tác giả

+ Giá trị nghệ thuật: sử dụng từ láy, hình ảnh thơ cổ điển mang phong vị đường thi

III. Kết bài

Cảm nghĩ của bản thân về đoạn thơ