Trang chủ > Lớp 12 > Soạn Văn 12 (siêu ngắn) > Soạn bài: Luật thơ (Tiếp theo) (trang 127, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Soạn bài: Luật thơ (Tiếp theo) (trang 127, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Câu 1 (trang 127, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

* Sự giống và khác nhau về vần, hài thanh và nhịp điệu trong thơ ngũ ngôn truyền thống trong bài Mặt trăng (tr. 103 - 104, SGK) và đoạn thơ của Xuân Quỳnh như sau:

- Giống nhau:

+ Mỗi câu thơ có 5 chữ

+ Sử dụng vần gián cách

- Khác nhau

Thơ ngũ ngôn (Mặt trăng) Đoạn thơ năm tiếng (Sóng - Xuân Quỳnh)
Vần Độc vận, vần gián cách. Nhiều vần
Ngắt nhịp Nhịp lẻ Nhịp 3/2
Phối thanh Luân phiên bằng trắc ở tiếng thứ 2,4 trong mỗi câu. Chủ yếu là luân phiên bằng trắc ở tiếng thứ 3,5 trong mỗi câu.

Câu 2 (trang 127)

- Xác định thanh bằng - trắc trong các tiếng của đoạn thơ:

Đưa người ta không đưa qua sông

B B B B B B B

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

B T T T T B B

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt

T B B T, B B T

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

B B B B B T Bv

- Cách gieo vần, ngắt nhịp ở khố thơ đã cho có điểm giống với thơ truyền thống:

+ Gieo vần chân, vần cách (lòng – trong)

+ Ngắt nhịp: 4/3 ở các câu 2,3,4

- Điểm sáng tạo:

+ Vần: gieo vần lưng (lòng – không) và gieo vần ở các vị trí khác nhau (sông – sóng – trong - lòng – không)

+ Ngắt nhịp: 2/5 ở câu thứ nhất

Câu 3 (trang 128)

- Đối và niêm:

+ Đối: 1 và 2,3 và 4

+ Niêm: 1 và 8,2 và 3

Câu 4 (trang 128)

Những yếu tố vần, nhịp, hài thanh trong đó khổ thơ đã cho chịu ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới.

- Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:

Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)

T T B B B T T

Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)

B B B T T B Bv

Thuyền về/ nước lại/ sầu trăm ngả (2-2-3) (4-3)

B B T T B B T

Củi một cành khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

T T B B T T Bv

- Vần: Độc vận, vần chân, vần gián cách.

- Nhịp: 4/3

- Thanh: Tiếng 2 4 6

T B T

B T B

B T B

T B T

→ Vần, nhịp, hài thanh đều giống thơ thất ngôn Đường luật.