Soạn bài: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn) (trang 141, sgk Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Bố cục của bài thơ gồm 3 phần:
- Phần 1 (khổ thơ đầu): Niềm vui khi Cao – Bắc – Lạng được giải phóng
- Phần 2 (ba khổ tiếp): Nỗi đau của nhân dân và tội ác của thực dân Pháp
- Phần 3 (còn lại): Niềm vui khi quê hương được giải phóng
Câu 1 (trang 141, sgk Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả cụ thể như sau:
- Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng:
+ Người dân "Quên Tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy"
+ Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi
+ Nhớ một hôm mịt mù mưa rơi
(... ) Đường đi lại vắt bám đầy chân
→ Nhà thơ nhớ và liệt kê lại nỗi khổ mà người dân miền núi phải gánh chịu dưới ách kìm kẹp của thực dân Pháp
+ Cảnh chạy giặc:
Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng
(... ) Bà bị lòa mắt không biết lối đi
+ Cảnh người dân: bị thương, thậm chí bị chết trong sự tàn sát dã man của kẻ thù, hình ảnh một đám tang không người đưa tiễn.
→ Qua nỗi khổ đau, mất mát ấy của người dân miền núi, nhà văn đã tố cáo những tội ác dã man, man rợn của thực dân Pháp.
- Tội ác của giặc Pháp được thể hiện rõ qua những hành động:
+ Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng
+ Áo quần bị vơ vét
+ Cha bị bắt, bị đánh chết
+ Chôn cất cha bằng khăn của mẹ, liệm bằng áo của con
+ Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt
Qua những câu thơ trên, người đọc còn thấy được thái độ của nhà thơ khi kể tội ác của giặc Pháp: Nhà thơ đau đớn, xót xa, căm thù đến tột độ và muốn hành động trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả".
Câu 2 (trang 141)
* Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui trên quê hương Cao - Bắc - Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm
- Niềm vui đến với mọi người dân Cao – Bắc – Lạng
- Âm thanh: người nói, ô tô, tiếng trẻ con ríu rít một cuộc sống tươi mới, rộn ràng,...
Câu 3 (trang 141)
Màu sắc dân tộc thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả như sau:
- Cách sử dụng hình ảnh so sánh:
+ Người như kiến, súng như củi
+ Người nói cỏ lay trong rừng rậm
+ Hổ đến đẻ con trong rừng chuối
→ Cách sử dụng hình ảnh cụ thể, gần gũi với cách nói của đồng bào, dân tộc.
- Từ ngữ: hàng đàn, quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy, mày, tao,..
→ Cách sử dụng từ ngữ tự nhiên, thuần phác, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người miền núi.
* Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
- Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả chân thực nỗi thống khổ của nhân dân, đồng thời, tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- Giá trị nghệ thuật: hình ảnh, từ ngữ gần gũi, quen thuộc với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.
Bài trước: Soạn bài: Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học (trang 132, sgk Ngữ văn 12, tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) (trang 146, sgk Ngữ văn lớp 12, tập 1)