Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ) - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Bố cục của bài Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ gồm 3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến “thì đó là quốc dân giết”): Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội

Phần 2 (tiếp theo đến “chất phác? ”): Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo Nho, văn chương và nghệ thuật.

Phần 3 (đoạn còn lại): Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức.

Nội dung bài học

Đoạn trích bàn đến sự cần thiết của pháp luật với đời sống con người, từ đó cho ta thấy tấm lòng của Nguyễn Trường Tộ với nền luật pháp nước nhà.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Theo Nguyễn Trường Tộ, Luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường...

- Việc thực hành luật ở các nước phương Tây:

+ Việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây rất công bằng, nghiêm minh.

+ Không có ai (kể cả vua chúa) được đứng ngoài, đứng trên luật pháp.

+ Nhà nước xã hội vận hành và phát triển bằng luật pháp, dựa trên luật pháp

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tác giả chủ trương: vua, quan và dân phải: Tôn trọng và thực hiện đúng luật pháp

- Tác giả chủ trương như vậy nhằm tạo nên sự công bằng xã hội.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống hạn chế do không có luật pháp làm nền tảng.

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Mối quan hệ giữa đạo đức và luật pháp: Đạo đức là chí công vô tư, trong luật, điều gì cũng luôn công bằng, chí công vô tư nên giữ đúng luật chính là đạo đức

Câu 5 (trang 73 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tư duy và tâm lí các nhà, để họ nhận thức rõ vấn đề quan trọng của luật pháp.