Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Bố cục tác phẩm Khóc Dương Khuê gồm 3 phần

- Phần 1 (2 câu đầu): Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất.

- Phần 2 (Câu 3 - câu 22): Hồi ức về tình bạn đẹp.

- Phần 3 (Còn lại): Bày tỏ nỗi đau mất bạn.

Nội dung bài học

Bài thơ giúp khắc họa thành công tình bạn thủy chung, gắn bó, đồng thời cho thấy nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài thơ có thể chia thành 3 phần (như trên)

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tình cảm thắm thiết, thủy chung giữa 2 người được thể hiện bằng những suy nghĩ:

+ Nhớ lại những kỉ niệm thời còn đi học, lúc thi đậu và thời gian làm quan:

• Sớm hôm đèn sách;

• Tình bạn như có duyên cơ từ trước;

• Cùng nhau ngắm cảnh, ôn bài, ngâm thơ, uống rượu, ca hát và bàn bạc chuyện sách vở;

• Cùng nhau góp công sức xây dựng đất nước…

• Lần gặp nhau gần nhất vẫn thấy vui mừng vì cả hai còn khỏe mạnh.

+ Nhà thơ “trách” bạn vội vàng ra đi, vội “chán đời”, vội “lên tiên”.

+ Bạn mất đi, mọi thú vui ở đời không còn ý nghĩa gì: không mua và uống rượu, thơ không viết, giường không nằm, đàn không gảy.

=> Tình bạn thắm thiết

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Những biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc được tác giả thể hiện:

+ Nói giảm, nói tránh: thôi, về, lên tiên, để chỉ cái chết.

+ Những từ láy: man mác, ngậm ngùi, rụng rời, ngẩn ngơ để chỉ nỗi đau mất bạn.

+ Biện pháp lặp từ vựng tạo sự tha thiết, bâng khuâng trăn trở trong tâm trạng tác giả (thôi, ai, cũng có lúc… )

+ Dùng những điển tích điển cố: đông bích, giường treo, đàn..

=> Nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời