Trang chủ > Lớp 11 > Soạn Văn 11 (cực ngắn) > Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ - Soạn Văn 11 (cực ngắn)

Nội dung cần ghi nhớ:

Khái niệm: Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc chưa chính xác... Sau đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người đọc, người nghe.

- Yêu cầu:

+ Cần chỉ ra được cái sai.

+ Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng khách quan để nhận định.

+ Thái độ khi bác bỏ phải trung thực, thẳng thắn.

- Cách thực hiện:

+ Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng khách quan để bác bỏ cái sai và nêu ý kiến của mình.

+ Có nhiều cách bác bỏ: Bác bỏ một luận điểm, luận cứ, một nhận định, quan điểm.

Luyện tập

Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Ngữ liệu a:

- Nội dung bác bỏ: Lối sống sai lầm theo chủ nghĩa cá nhân "Sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình".

- Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng cùng hình ảnh sinh động để bác bỏ trực tiếp. Lối sống cá nhân giống như một khu vườn được chăm sóc cẩn thận nhưng không thể chống được bão táp. Cũng như hạnh phúc phải trải qua thử thách mới có thể bền vững.

- Diễn đạt: Ngôn từ giản dị, nội dung dễ tiếp nhận, có sức thuyết phục cao.

Ngữ liệu b

- Nội dung bác bỏ: Thái độ e ngại của người hiền không chịu ra giúp nước.

- Cách bác bỏ: Không trực tiếp phê phán, tác giả đi phân tích khó khăn, lòng mong đợi của vua Quang Trung cùng lời khẳng định đất nước không thiếu người hiền tài. Sau đó động viên người tài ra giúp nước.

- Diễn đạt: Ngôn từ trang trọng nhưng giản dị và chân thành.

Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Gợi ý dàn bài:

- Chỉ rõ ý kiến phải bác bỏ.

- Phân tích nguyên nhân bác bỏ.

- Phân tích những tác hại của những nhận thức sai lệch.

- Nêu ý kiến cá nhân và đề xuất suy nghĩ, những hành động đúng đắn.

Gợi ý dàn bài sau khi chọn ý kiến bác bỏ:

- Ý kiến bác bỏ: Muốn học giỏi môn Ngữ văn cần chăm chỉ đọc nhiều sách, học thuộc thơ văn.

Chăm chỉ đọc sách, học thuộc thơ văn chỉ là cách củng cố kiến thức và làm phong phú thêm những điều mình cần biết.

- Nguyên nhân bác bỏ: Do suy nghĩ rập khuôn, lối mòn trong cách học cũ.

- Tác hại: Kết quả học tập bị ảnh hưởng, tư duy không được phát triển.

- Đề xuất:

+ Có ý thức tích lũy vốn sống, kiến thức thêm từ cuộc sống thực tế chứ không chỉ học mãi trong sách vở.

+ Tìm ra phương pháp học tập đúng đắn.

Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

Dàn ý tham khảo:

Mở bài: Nhắc lại quan niệm sống đã cho, dẫn vào ý kiến của bản thân.

Thân bài:

- Khẳng định quan niệm trên là sai.

- Nguyên nhân: Cách nhìn của những thanh niên, học sinh có lối sống lệch lạc, lười học, ham chơi.

- Phân tích tác hại: Khiến thanh niên dễ sa vào các tệ nạn xã hội, bỏ học, mất hết tương lai, ý thức về trách nhiệm của bản thân với chính mình, với gia đình, với xã hội.

- Đề xuất:

+ Cách sống đúng của thanh niên là không ngừng học tập, rèn luyện bản thân.

+ Chính bản thân cũng phải nỗ lực không ngừng để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống để thành công.

Kết bài:

- Rút ra bài học kinh nghiệm: Bản thân không được sa đà vào ăn chơi, cố gắng học tập, rèn luyện.

- Liên hệ mở rộng: Rèn luyện tốt bản thân chính là cách tốt nhất để báo hiếu cha mẹ, khiến mình trở thành người có ích cho xã hội.